cho doan van ban : . Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa "chúng ta" và "họ". Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết a; xac dinh phuong thuc bieu dat cua doan van tren b; em hieu nhu the nao ve cau : Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết . giai thich

2 câu trả lời

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

“Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ, trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”có thể hiểu là:

– Thế giới khốc liệt của AIDS: Sự nguy hiểm, dữ dội của căn bệnh, người bệnh như đang lao vào một cuộc chiến

– Không có khái niện chúng ta và họ: Không kì thị, phân biệt đối xử

– Im lặng đồng nghĩa với cái chết: Phải công khai, không giấu giếm, giấu giếm cũng có nghĩa là chấp nhận đầu hàng, là chết.

Ý nghĩa: Trong quá trình đấu tranh để đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm chết người này, tất cả chúng ta đều không được kì thị và phân biệt đối xử. Và do đó, những người bị AIDS cần mạnh dạn công khai, lên tiếng về bệnh của mình, chỉ như thế mới cứu được bản thân.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Chúng ta đã được sống trong những giây phút thực sự vui vẻ và hạnh phúc. Cũng không ít người trong chúng ta thầm tiếc nuối và ao ước những khoảnh khắc tuyệt vời ẫy mãi mãi đọng lại trước mắt chúng ta và mỗi chúng ta sẽ thấy cuộc sống này ý nghĩa và đáng quý biết bao. Thế nhưng, xung quanh ta còn có những người không có niềm tin vào cuộc sống hiện tại, không dám ước mơ cho tương lai và thậm chí không muốn tồn tại trên cõi đời này nữa vì có thể họ sinh ra trong một gia đình không có hạnh phúc hoặc những va chạm, vấp ngã trong cuộc đời đã làm họ mất đi ý chí, nghị lực, và thế là họ đánh mất chính mình, sống buông thả, dần dần bước vào con đường hút chích, nghiện ngập và cuối cùng vì một phút sai lầm, một phút nhẹ dạ mà họ đã phải mang trên mình căn bệnh thế kỉ, đến lúc này dù có hối hận thì cũng đã quá muộn. Những người nhiễm AIDS cũng có thể là những chiến sĩ công an dũng cảm đang thi hành nhiệm vụ bắt tội phạm nên vô tình đã bị chúng dùng kim tiêm đâm vào người, kết quả họ đã vướng vào căn bệnh này, để lại nỗi đau cho bản thân và cả gia đình của mình.

Trong bản thông điệp gửi nhân dân thế giới, Tổng thư kí Cô-phi-An-nan đã nói : “ …Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người nhiễm HIV”. HIV/AIDS có mặt khắp nơi trên thế giới , nó không bỏ qua hoặc chừa bất cứ một ai. Từ miền xuôi đến miền ngược, thành thị, nông thôn hay miền hải đảo xa xôi, đâu đâu cũng có, chúng luôn rình rập và sẵn sàng cướp đi cuộc sống của bất kì những ai chủ quan, thiếu hiểu biết. Từng giờ, từng phút, từng giây đồng hồ trôi qua, có biết bao con người đã bị cuốn vào vòng xoáy của AIDS. Tất cả những người bị nhiễm ngoài việc phải chống chọi với bệnh tật, sự ăn mòn đi thân xác thì họ lại càng đau khổ hơn nữa khi xung quanh họ luôn có một tấm lưới vô hình nhưng phủ đầy gai nhọn bao vây lấy họ. Tấm lưới này được dệt nên từ sự kì thị, sự phân biệt, sự khinh bỉ hay đơn giản chỉ là một câu nói bâng quơ, một cái nhìn khinh miệt, vô cảm hoặc một ánh mắt thờ ơ, xa lánh của chính mỗi chúng ta. Điều này thật đáng lên án trong xã hội và cần phải được loại bỏ ngay bởi vì có thể qua những hành động trên mà chúng ta đã vô tình làm tổn thương vào chính trái tim và tâm hồn của những người nhiễm HIV/AIDS, những con người tội nghiệp đang ở tận cùng đáy sâu của vực thẳm mà họ đang cố gắng thoát ra, thế nhưng họ không thể một mình tự thực hiện được điều đó mà người có thể kéo họ lên và giúp họ vượt qua mặc cảm, trở về với cộng đồng, sống hòa mình với xã hội không ai khác chính là chúng ta. Vì thế, trách nhiệm của mỗi người đối với đại dịch HIV/AIDS nói chung và với những người mắc phải căn bệnh này nói riêng là vô cùng quan trọng. Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của người nhiễm HIV/AIDS để thấy được họ cần điều gì ở chúng ta. Chúng ta đã nói rất nhiều về trách nhiệm, đã đề ra rất nhiều biện pháp, kế hoạch. Thế nhưng, nhìn lại chúng ta đã làm được bao nhiêu? Mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm của mình từ những cái nhỏ nhặt nhất. Công việc đấu tranh phòng, chống HIV/AIDS không của riêng một ai, một cơ quan tổ chức nào đó chính là trách nhiệm của cả cộng đồng, của chính chúng ta bởi vì cuộc sống là của tất cả mọi người. Điển hình như Nhà nước nên có các chính sách đầu tư tiền bạc để mua thuốc chữa bệnh, phòng bệnh. Xã hội cũng nên lập những mái ấm tình thương , những làng SOS… để giúp đỡ những người bị nhiễm HIV. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng nên xuất hiện nhiều thông tin về căn bệnh này để phổ biến cho tất cả người dân khắp nơi trên mọi miền đất nước hiểu về tác hại của nó và cách phòng chống.