BỘ ĐỒ CỦA BA
Lúc nhỏ, bộ đồ ba mặc luôn khiến tôi thấy ngượng ngùng. Tôi muốn ba ăn mặc giống mấy vị bác sĩ, luật sư chứ không như cách tôi trông thấy ba hàng ngày.
Ba ưa mặc chiếc quần jean cũ mèm, với những dấu dao nhíp ở đũng quần và chiếc áo vải với nhiều móc khóa, gài đủ thứ ở các túi áo. Ba là một thợ sửa máy lạnh, mà nghề nghiệp của ba cũng làm tôi thấy xấu hổ ghê gớm. Tuy vậy, vì vẫn còn là con nít nên tôi thường lén vào phòng ba, bắt chước mặc đồ của ba và săm soi trước gương. Chính nhờ cái mùi mồ hôi quen thuộc trên cổ áo ba mà tôi trấn át được nỗi sợ bóng tối của mình.
Hôm ba mặc bộ đồ ấy đi dự lễ phát thưởng lớp 5 của tôi thì tôi ước gì ba ở nhà còn hơn. Sau buổi lễ, tôi đánh bạo nói hết với ba về điều bị coi như sai trái đã sỉ nhục tôi ở tuổi lên 10.
- Tại sao ba không ăn mặc “tử tế” như ba của mấy đứa bạn con? – Tôi chất vấn.
Ba sửng sốt nhìn tôi với ánh mắt đau buồn, cố tìm câu trả lời. Rồi trước khi đi khuất vào nhà ba nói:
- Ba thích bộ đồ của mình.
Đến khi trưởng thành hơn, tôi nghiệm ra rằng: “Có những thứ quan trọng hơn quần áo bên ngoài và ba không thể tiêu phí đồng tiền nào cho bản thân vì con cần nhiều thứ”. Ba chẳng cần nói thêm lời nào nhưng tôi hiểu ba muốn nói: “Ba hy sinh để cuộc đời con sau này sẽ khá hơn cuộc đời ba.”
Theo Hạt giống tâm hồn.
Câu 8: Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó: (0,5đ)
Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Từ thay thế cho từ bảo vệ là: ……………………………………………………………
Câu 9: Chọn cặp quan hệ từ thích hợp để được câu văn hoàn chỉnh sau: (0,5đ)
…… nghề nghiệp của ba làm tôi xấu hổ……… tôi thường lén vào phòng ba, bắt chước
mặc đồ của ba.
A. Vì… nên B. Nếu… thì
C. Không những… mà D. Tuy… nhưng
Câu 10. “Ngượng ngùng” thuộc từ loại gì? (0,5đ)
A. Danh từ B. Động từ
C. Tính từ D. Đại từ
Câu 11: Em hãy viết một câu kể Ai là gì? nói về ba hoặc mẹ của mình. (1đ)
…………………………………………………………………………………………