Chính sách đồng hóa dân tộc ta của chính quyền đô hộ phương Bắc

2 câu trả lời

  1. Tổ chức cai trị

Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ (bao gồm vùng Bắc Bộ ngày nay) và Cửu Chân (gồm vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), sáp nhập vào nước Nam Việt.

Năm 111 TCN, nhà Hán đánh chiếm Nam Việt và chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Nhà Hán vẫn duy trì phương thức cai trị: Dùng người Việt trị người Việt của nhà Triệu.

Sau nhà Hán là các triều đại Ngô, Ngụy, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường cùng với việc thay đổi các đơn vị hành chính là việc tổ chức chặt chẽ hơn bộ máy thống trị của chính quyền đô hộ. Tuy nhiên, việc thiết lập chính quyền đô hộ vẫn chỉ nằm ở các phủ, châu, chưa xuống tới các làng, xã.

  1. Vơ vét, bóc lột tàn bạo nhân dân bản xứ

Dựa vào một tổ chức quan lại, quân đội tương đối chặt chẽ và khá mạnh, chính quyền đô hộ đã ra sức bóc lột và đàn áp nhân dân các châu, quận. Chúng ra sức chiếm đất xây dựng cơ sở kinh tế riêng, thực hiện chính sách đồn điền nhằm giữ đất đai mới chiếm được của nhân dân ta.

Chúng bắt nhân dân ta phải cống nạp, nộp tô thuế và chịu lao dịch cho chính quyền đô hộ. Ngoài ra chúng còn nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối và sắt, để bắt nhân dân ta nộp thuế và lệ thuộc chặt chẽ vào chính quyền đô hộ của chúng.

  1. Đồng hóa dân tộc, khủng bố và đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta

Để nô dịch nhân dân ta về tư tưởng, tinh thần, ngay từ thời Tây Hán, Nho giáo đã được chính quyền đô hộ truyền bá vào nước ta. Tiếng Hán và chữ Hán cũng được chính quyền đô hộ phổ biến ở Giao Châu nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hóa người Việt thành người Hán.

Bên cạnh đó chúng còn đẩy mạnh việc di dân Hán đến ở lẫn với người Việt, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán theo người Hán.

học tốt ******

Cho mình điểm nhé

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
6 lượt xem
2 đáp án
13 giờ trước

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: - Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: - Nhà người cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè? - Tâu bệ hạ - Ông đáp – Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. […] (Trích Yết Kiêu, theo Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam, tập một, Nguyễn Đổng Chi, NXB Giáo dục, 2000, tr.541) Câu 1. Chỉ ra những chi tiết kì ảo có trong ngữ liệu trên. Theo em, các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Yết Kiêu đã lập nên chiến công gì? Chiến công đó có ý nghĩa như thế nào với nhân dân, đất nước? Câu 3. Xác định từ láy trong câu văn sau và cho biết từ láy đó gợi ra hoàn cảnh của nhân dân như thế nào? “Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải”. Câu 4. “Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới” a. Xác định các cụm động từ trong câu trên. b. Cho biết các dấu phẩy trong câu trên có công dụng gì? Câu 5. Qua ngữ liệu trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Yết Kiêu.

4 lượt xem
1 đáp án
13 giờ trước