chế độ xã hội cổ đại được ra đời thế nào ở ấn độ ? giúp mình với,hứa sẽ vote 5 sao và ctlhn

2 câu trả lời

- Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đa- va đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.

- Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp (dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da). Chế độ này còn được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na:

 + Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.

+ Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.

+ Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.

     + Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn.

Cái này mình lấy trong sách ra nhé vì.......Mình cũng học lớp 6

Xin hay nhất ạ!

Chúc bạn học tốt!



Chế độ xã hội cổ đại được ra đời:

+) Do sự xâm nhập của người A-ri-a vào miền Bắc Ấn, mở ra thời kì chuyển biến sang xã hội có giai cấp và nhà nước. Người A-ri-a đã tạo ra chế độ đẳng cấp Vác-na, chia xã hội Ấn Độ thành bốn đẳng cấp dựa trên sự khác biệt vế tộc người và màu da, mỗi đẳng cấp có bổn phận, nghĩa vụ khác nhau.