"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất." Câu 1(0,5đ): Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2(0,5đ):Kể tên các tính từ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3(1đ):Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 4(1,5đ):Đoạn trích để lại cho em những suy nghĩ gì? (trình bày bằng đoạn văn ngắn)

2 câu trả lời

Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong văn bản " Lão Hạc " của Nam Cao

Câu 2 : Các tính từ được sử dụng trong đoạn trích là " gàn dở ; ngu ngốc , bần tiện , xấu xa . bỉ ổi , tàn nhẫn , đáng thương , ác . khổ , đau , tốt , lo lắng , buồn đau , ích kỉ "

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là khuyên chúng ta khi đánh giá về một ai đó cần phải đánh giá từ mọi mặt , không được đánh giá một cách phiến diện , một hướng . mà để đánh giá thực sự đúng về một người ta phải gắn bó với họ , khóc cùng họ , vui buồn cùng họ mới có thể cảm nhận đc bản tính của ẩn sau con người họ

Câu 4 : Đoạn trich đã để lại cho em suy nghĩ là chúng ta cần phải đồng cảm với những người như vợ ông giáo , như lão Hạc . vợ ông giáo là người tốt nhưng vì những khó khăn chật vât của cuộc sống mà những bản tính tốt ấy bị vùi sâu xuống . Và khi chúng ta đánh giá về một con người nài đó thì không nên chỉ đánh giá về một mặt mà phải có cái nhìn đa chiều để tìm ra những vẻ đẹp ẩn chứa bên trong con người họ

câu 1: Lão Hạc.Tác giả:Nam Cao

câu 2: gàn giở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,...

câu 3 Ông Giáo giận vợ nhưng ko nỡ trách đồng thời kính nể lòng tự trọng đáng kính của lão

câu 4 đoạn trích để lại cho e dấu ấn sâu sắc về tình thg yêu con ng đồng bào vs nhau trc cách mạng tháng 8

Câu hỏi trong lớp Xem thêm