CÂU NGHI VẤN Bài tập 1: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a, Trong nhiều trường hợp, câu… (1).. không dùng để hỏi mà dùng để ..(2).., khẳng định, phủ định, đe dọa …(3)…, cảm xúc và …(4).. yêu cầu người đối thoại trả lời. b, Nếu không dùng để ..(5)… thì trong 1 số trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu …(6)... Bài tập 2: Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để: - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước một nhân vật văn học - Yêu cầu một người bạn giảng lại cho một bài toán mà chưa hiểu. Bài tập 3: Tìm trong văn bản “ Nhớ rừng” một đoạn thơ có sử dụng các câu nghi vấn. Nêu tác dụng của việc sử dụng các câu nghi vấn đó. Bài tập 4: Viết đoạn văn (8 đến 10 câu) theo cách quy nạp nêu cảm nhận về 4 câu cuối bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn (chỉ rõ).

1 câu trả lời

Bài tập 1:

a. (1) nghi vấn

(2) cầu khiến  

(3) bộc lộ tình cảm

(4) không

b. 

(5): hỏi

(6): chấm than, dấu chấm hoặc dấu chấm lửng

Bài 2:

Lão Hạc có phải một người cha hết lòng vì con! 

Cậu giúp mình giải bài toàn này được chứ?

Bài 3: 

Đoạn: 

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Tác dụng: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

Bài 4:

Bốn câu thơ cuối bài thơ Quê hương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc khi giãi bày nỗi nhớ da diết của Tế Hanh dành cho quê hương mình. Nỗi lòng xa cách bao giờ cũng đau đáu, khôn nguôi trong tâm trí thi nhân. Liệt kê "màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" khiến hình ảnh quê hương thêm muôn phần sâu sắc. Từng hình ảnh trong trí nhớ sao mà thân thương, gần gũi và đặc biệt trở nên gần gũi với hình ảnh còn thuyền rẽ sóng. Con thuyền rẽ sóng gợi kí ức về một phần quá khứ tươi đẹp với những đủ đầy, hạnh phúc. Đặc biệt, kết thúc của nỗi nhớ đậm sâu chính là mùi hương quê nồng nàn, tha thiết. Mùi nồng mặn đó mang theo vị quê, hương quê và hơn hết đã đánh thức kí ức cùng nhung nhớ khôn nguôi trong lòng người. Trong lời thơ là vị quê mặn nồng, hương quê tha thiết hay cũng là vị mặn của nước mắt nhớ nhung xứ sở?

Câu nghi vấn gạch chân

Câu hỏi trong lớp Xem thêm