câu hỏi:Pháp luật là gì? Em hãy nêu đặc điểm, vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội? Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành, hình thức thể hiện và các biện pháp đảm bảo thực hiện?
2 câu trả lời
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bá, buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thựa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân Eữ trong xã hội (của giai cấp thống trị trong các nhà nước bóc lột)
. Đặc điểm chung của pháp luật
Pháp luật có các đặc điểm cơ bản:
1) Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
2) Thể hiện ý chí của nhà nước;
3) Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện;
4) Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luậy án lệ, văn bân quy phạm pháp luật;
5) Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp luật được thực hiện
* Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.
* Khác nhau:
- Đạo đức:
+ Cơ sở hình thành: Từ thực tế cuộc sống, nhận thức của con người qua các thế hệ.
+ Tính chất: Không bắt buộc, tự nguyện.
+ Hình thức thể hiện: Qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
+ Phương thức bảo đảm thực hiện: Dựa vào sự tự giác, thông qua sự đánh giá khách quan của dư luận.
- Pháp luật:
+ Cơ sở hình thành: Do Nhà nước ban hành.
+ Tính chất: Bắt buộc.
+ Hình thức thể hiện: Qua các văn bản pháp luật.
+ Phương thức bảo đảm thực hiện: Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
nhớ vote 5 sao
cho mình câu trả lời hay
cảm ơn chúc bạn học tốt
XIN HAY NHẤT Ạ !!!
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung , có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành , được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phụ , cưỡng chế .
Đặc điểm của pháp luật :
- Tính quy phạm phổ biến : Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mỗi người trong xã hội quy định khuôn mẫu , những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến chung.
- Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
- Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước , bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí.
* Giống :
+ Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là các chuẩn mực chung của xã hội
+ Góp phần hình thành nhân cách con người , điều chỉnh hành vi của con người và các mối quan hẹ xã hội
+ Làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn , văn minh hơn , có trật tự và kỉ cương .
* Khác :
CƠ SỞ HÌNH THÀNH :
- Đạo đức : đúc kết từ thực tế cuộc sống , hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc , được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Pháp luật : xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do Nhà nước ban hành .
HÌNH THỨC THỂ HIỆN :
- Đạo đức : qua các câu ca dao , tục ngữ, châm ngôn , danh ngôn , truyện cổ tích , truyện ngụ ngôn .
- Pháp luật : qua các văn bản quy phạm pháp luật .
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN :
- Đạo đức : được điều chỉnh thông qua dư luận xã hội : lên án , khen , chê , khuyên răn, ......
- Pháp luật : được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế .