Câu 8: Quốc gia có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất châu Á? Câu 9: Những nước nào có ngành dịch vụ phát triển cao? Câu 10: Những nước nào công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử phát triển mạnh? Câu 11: Tây Nam Á nằm ở ngã ba của 3 châu lục nào? Câu 12: Khí hậu chủ yếu của Tây Nam Á là gì? Câu 13: Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là gì? Câu 14: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo gì? Câu 15: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Tây Nam Á? Câu 16: Nam Á tiếp giáp với những khu vực nào của châu Á? Câu 17: hãy nêu nhận xét về đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á? Câu 18: Ở giữa khu vực Nam Á là miền địa hình gì? Câu 19: Miền địa hình phía bắc của Nam Á là miền địa hình gì? Câu 20: Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hoá của khí hậu Nam Á?

2 câu trả lời

Câu 8: Quốc gia có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất châu Á?

-A-rập Xê-út có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất châu Á

Câu 9: Những nước nào có ngành dịch vụ phát triển cao?

-Nhật Bản,Xin-ga-po và Hàn Quốc là những nc phát triển cao nhất về ngành dịch vụ

Câu 10: Những nước nào công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử phát triển mạnh?

-TQ, Ấn Độ và Nhật Bản là những nước nào công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử phát triển mạnh

Câu 11: Tây Nam Á nằm ở ngã ba của 3 châu lục nào?

-Tây Nam Á nằm ở 3 khu vực:Châu Á-Châu Âu-Châu Phi

Câu 12: Khí hậu chủ yếu của Tây Nam Á là gì?

 -Khí hậu chủ yếu của Tây Nam Á là:Khí hậu lục địa

Câu 13: Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là gì?

-Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là dầu mỏ và khí tự nhiên, tập trung quanh vịnh Pec-xich. Nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho khu vực này thường xuyên xảy ra xung đột tộc người, các phe phái,…

Câu 14: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo gì?

-Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo Hồi, đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực này.

Câu 15: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Tây Nam Á?

-Ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.

Câu 16: Nam Á tiếp giáp với những khu vực nào của châu Á?

- Nam Á tiếp giáp với khu vực Đông Nam Á và Trung Á của châu Á.

Câu 17: hãy nêu nhận xét về đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á?

Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía Tây Nam châu Á.

- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.

- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.

=> Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

Câu 18: Ở giữa khu vực Nam Á là miền địa hình gì?

Miền địa hình ở giữa là đồng bằng Ấn -Hằng rộng và bằng phẳng, chảy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350 km.

Câu 19: Miền địa hình phía bắc của Nam Á là miền địa hình gì?

Miền địa hình  ở phí bắc là hệ thống Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc-đông nam dày gần 260km, bề rộng trung bình từ 320-400km.

Câu 20: Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hoá của khí hậu Nam Á?

- Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, rộng trung bình từ 320 - 400km.
- Nằm giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250— 350km.
- Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

GOODLUCK!

Câu 8:

→A-rập Xê-út có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất châu Á

Câu 9:

→Nhật Bản,Xing-ga-po,Hàn quốc là những nhước có ngành dịch vụ phát triển cao

có thể xem rõ hơn tại trang 28 SGK Địa lí 8

Câu 10:

→Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ

Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 11:

Tây Nam Á nằm ở ngã ba các châu lục sau:Châu Á-Châu Âu-Châu Phi 

Câu 12:

Khí Hậu Lục Địa 

Có thể xem rõ tại:trang 30 SGK Địa lí 8.

Câu 13:

→Dầu mỏ.

Giải thích:Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là dầu mỏ, tập trung quanh vịnh Pec-xich.

Câu 14:

→Phần lớn cư dân theo đạo Hồi.

Giải thích:Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo Hồi, đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực này.

Câu 15:

→Nghành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ là nghành công nhiệp phát triển mạnh nhất ở Tây Nam Á

Câu 16:

→Đông Nam Á,Trung Á,Tây Nam Á

Giải thích:Nam Á tiếp giáp với 3 khu vực phía đông giáp Đông Nam Á, phía bắc tiếp giáp với Trung Á và phía tây bắc tiếp giáp với Tây Nam Á.

Câu 17:

- Nằm ở phía Tây Nam châu Á.

- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.

- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.

=> Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

Câu 18:

→Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng 

Giải thích: Miền địa hình ở giữa là đồng bằng Ấn -Hằng rộng và bằng phẳng, chảy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350 km.

Câu 19:

→Hệ thống núi Hi-ma-lay-a

Giải thích: Miền địa hình ở ở phía bắc là hệ thống Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc-đông nam dày gần 260km, bề rộng trung bình từ 320-400km.

Câu 20:

→Địa hình ảnh hưởng cao đến sự phân hoá khi hậu 

Giải thích:

+Mum-bai nằm ở sườn Tây dãy Gat-Tây,là sườn đón gió nên gió mùa mùa hạ từ biển A-rap thổi vào,bị dãy Gat-Tây chắn lại gây mưa nhiều ở sườn đón gió(3000mm)

+Se-ra-pun-đi nằm gần vịnh Ben-Gan và ở sườn đón gió dãy Himalaya nên gió mùa mùa hạ từ vịnh Ben-Gan thổi vào,bị dãy Himalaya chắn lại do đó lượng mưa trút hết bên sườn đón gió của dãy Himalaya(11000mm)

+Mun-tan nằm sâu trong đất liền và gió mùa mùa hạ càng vào sâu trong đất liền thì khả năng gây mưa giảm mạnh.Mặt khác,mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh khô từ Trung Quốc thổi sang nên lượng mưa thấp(183mm)