Câu 7: a. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo bao nhiêu Niutơn. b. Viết công thức tính trọng lượng riêng một chất, nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức? Câu 8 (2,5 điểm).Một cột sắt có thể tích 0,5 m . Hỏi cột sắt đó có khối lượng và trọng lượng riêng là bao nhiêu. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 Kg/ m3 . Câu 9: Cho bình A chứa được tối đa 8 lít nước và bình B chứa được tối đa 5 lít nước. Cho lượng nước đủ dùng, làm thế nào để lấy được 6 lít nước. Câu 10: a.Hãy viết công thức thể hiện mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng, ghi rõ tên các đại lượng có trong công thức. b. Hãy tính 200g ứng với bao nhiêu Niutơn? Câu 11: a.Một tảng đá có thể tích 1,2 m3.Cho khối lượng riêng của đá là 2650kg/m3. Tìm khối lượng của tảng đá. b. Hãy lấy 1 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng?

1 câu trả lời

Câu 7:

a.Tóm tắt:

m=20(kg)

F?N

giải:
Trọng lượng của thùng nước là:

P=10m

  =10.20

  =200(N)

Muốn kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật

mà: P=200N nên người ta cần dùng lực có cường độ ít nhất bằng 200N để kéo vật lên.

b.-công thức tính trọng lượng riêng một chất:

d=P/V

-Trong đó:

+d: là trọng lượng riêng, đơn vị là N/m3

+P là trọng lượng, đơn vị là N

+V là thể tích, đơn vị là m3

Câu 8:

tóm tắt:

V=0,5(m)

D=7800(kg/m3)

m=?(kg)

d=(N/m3)

giải:

Khối lượng của cột sắt là:

D=m/V=> m=D.V

                     =7800.0,5

                     =3900(kg)

Trọng lượng riêng của cột sắt là:
d=10D

  =10.7800

  =78000(N/m3)

Câu 9:

- Đong bình A với bình B, ta được 3l

- Tiếp tục đong như vậy, ta được 3l

- Gộp 2 lần đong được với nhau, ta được 6l

Câu 10:

-Hãy viết công thức thể hiện mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng

P=10m, trong đó P là trọng lượng, m là khối lượng.

b.tóm tắt:

m=200g=0,2(kg)

P=?(N)

giải:

Trọng lượng của 200 gam là:

P=10m

  =10.0,2

  =2 N

Vậy 200 gam ứng với 2 Niu tơn.

Câu 11:

a.tóm tắt:

V=1,2(m3)

D=2650(kg/m3)

m=?(kh)

giải:

Khối lượng của tảng đá là:

D=m/V=> m=D.V

                     =2650.1,2

                     =3180(kg)

b.-1 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến đổi chuyển động

+ quả bóng đang nằm yên, bạn Nam dùng chân đá quả bóng làm quả bóng chuyển động=> Chân bạn Nam đã tác dụng lên quả bóng một lực đẩy làm quả bóng bị biến đổi chuyển đông.