Câu 3: Vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ; các vành đai động đất, núi lửa - Giải thích sự hình thành dãy núi Himalaya, núi ngầm dưới Đại Tây Dương. - Giải thích sự hình thành biển Đỏ, vực sâu Marian. Câu 4: Giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thuỷ triều; phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.

2 câu trả lời

Câu 3:  - Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh.

+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa… (ví dụ: dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu –Á).

+ Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tác dãn, mác-ma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ: sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).

-

+ Theo học thuyết kiến tạo mảng, sự hình thành của dãy Himalaya là kết quả của sự va chạm lục địa giữa mảng Ấn-Úc và mảng Á-Âu

+ Sống núi ngầm dưới đáy Đại Tây Dương là kết quả của vận động tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á.

+ Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang sảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy,đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang,tạo các hẻm vực,thung lũng.Sự dịch chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên,có bộ phận sụt xuống,sinh ra các địa lũy địa hào.Biển Đỏ và các hồ dài và hẹp ở Đông Phi đều là những địa hào bị ngập nước.

Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh.

+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa… (ví dụ: dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu –Á).

+ Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tác dãn, mác-ma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ: sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).

 Câu 4: Ko bít

Câu hỏi trong lớp Xem thêm