Câu 2: Những thành tự nổi bật của văn minh Trung Quốc thời cổ đại (1,5đ) Câu 4: Các mảng kiến tạo của lớp vỏ Trái Đất khi di chuyển xảy ra hiện tượng gì ? Kết quả của các hiện tượng ấy?(1,0 điểm)

2 câu trả lời

Câu 2:

*Chữ viết:

Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết. Sự thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này khắc trên mai rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 và được gọi là chữ giáp cốt.

*Văn học:

- Thời cổ trung đại, Trung Quốc có một nền văn học rất phong phú.

- Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán tư tưởng Nho gia được đề cao. Nho gia là trường phái rất coi trọng việc học tập, vì vậy từ Hán về sau những người có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung Quốc rất nhiều.

- Đến thời Tùy Đường chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, trong đó văn chương trở thành thước đo chủ yếu của tài năng; do đó văn học Trung Quốc càng có những thành tựu lớn lao.

- Văn học Trung Quốc thời kỳ này có nhiều thể loại như thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết..., trong đó tiêu biểu nhất là Kinh Thi, thơ Đường và tiểu thuyết Minh - Thanh.

*Sử học:

- Trung Quốc là một nước rất coi trọng lịch sử, bởi vậy sử học ở Trung Quốc phát triển rất sớm và Trung Quốc có một kho tàng sử sách rất phong phú.

- Theo truyền thuyết từ thời Hoàng Đế ở Trung Quốc đã có những sử quan tên là Đại Náo, Thương Hiệt. Nhưng đó là điều không đáng tin. Đến đời Thương, trong các minh văn bằng chữ giáp cốt có chứa đựng một số tư liệu lịch sử quý giá. Có thể coi đó là mầm mống của sử học.

*Khoa học tự nhiên:

a) Toán học:

- Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, người Trung Quốc đã biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Đến thời Tây Hán, ở Trung Quốc đã xuất hiện một tác phẩm toán học nhan đề là Chu bễ toán kinh.

- Nội dung của sách này nói về lịch pháp, thiên văn, hình học (tam giác, tứ giác, ngũ giác), số học (phân số, số thường)... đặc biệt đây là tác phẩm toán học của Trung Quốc sớm nhất nói về quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông giống như định lý Pitago.

b) Thiên văn và phép làm lịch.

- Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã biết quan sát thiên văn. Đến thời Thương, trong tài liệu ghi bằng chữ giáp cốt đã có chép về nhật thực và nguyệt thực. Đó là những tài liệu sớm nhất thế giới về mặt này.

- Trong sách Xuân thu cũng có chép trong vòng 242 năm có 37 lần nhật thực, nay đã chứng minh được 33 lần hoàn toàn chính xác. Sách Xuân Thu còn chép năm 613 TCN “sao Bột nhập vào Bắc đẩu”. Đó là sao chổi Halây được ghi chép sớm nhất trong lịch sử thế giới.

- Chu kỳ của sao chổi này là 76 năm, sau này người ta biết được sao chổi Halây đã đi qua Trung Quốc 31 lần.

c) Y dược học.

- Nền y dược học Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời và vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay không những ở Trung Quốc mà cả trên thế giới.

- Từ thời Chiến quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện một tác phẩm y học nhan đề là Hoàng đế nội kinh, trong đó đã nêu ra những vấn đề về sinh lý, bệnh lý và nguyên tắc chữa bệnh như “chữa bệnh phải tìm tận gốc”, phải “tìm mầm mống phát sinh” của bệnh.

Câu 4:

*Các mảng của vỏ TĐ:

Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa…Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ xuất hiện vùng bất ổn, hình thành nên các dãy núi cao, các đảo núi lửa, các vực biển sâu.

*Kết quả:

- Khi hai mảng xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép dồn lại và nhô lên hình thành các dãy núi cao trên lục địa hoặc các vực sâu dưới đáy đại dương.

- Khác với mọi hành tinh đá còn lại trong hệ Mặt Trời, bề mặt Trái Đất giống như một trò chơi ghép hình khổng lồ với các mảnh thường xuyên dịch chuyển.

{đây bạn nhé, chúc bạn học tốt}

Câu 2 : vạn lí trường thành, những bức tượng bằng đất nung được khai quật ở lăng ly sơ, người Trung Quốc cũng đã phát minh ra một số loại lịch dựa trên sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch lịch, người Trung Quốc chưa có rất có ý thức về việc chép sử trong những bộ sử tiêu biểu như sử ký của Tư mã Thiên Hán Thư của ban cố, chữ giáp cốt, đặc biệt người Trung Quốc cổ đại đã có bốn phát minh quan trọng về mặt kỹ thuật đó là giấy, thuốc nổ , la bàn, và kỹ thuật in in.

Câu 4 : có thể gây động đất và núi lửa phun trào, sóng thần.

Động đất :Làm các tào nhà bị sụ đổ và gây tử vong cho nhiều người

Núi lửa : nó sẽ thiêu rụi hết bất cứ thứ gì cản trở nó kể cả con người.

Sóng thần : nó có thể nhấn chìm cả một thành phố .