Câu 2. Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên. B. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là mặt trời. C. do trái đất luôn tự quay quanh trục của chính nó. D. do trái đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời. Câu 3. Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Âu - Á, kết quả hình thành A. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương. B. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương. C. vực sâu Marian ở Thái Bình Dương. D. sống núi ngầm ở Thái Bình Dương. Câu 4. Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương? A. Mảng Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a. B. Mảng Thái Bình Dương. C. Mảng Phi. D. Mảng Nam Mĩ. Câu 5. Sống núi ngầm dưới đáy Đại Tây Dương là kết quả của vận động A. tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu - Á B. dồn ép giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu - Á C. tách dãn giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu - Á D. Dồn ép giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu - Á Câu 6. Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở A. trung tâm các lục địa. B. ngoài khơi đại dương. C. trên các dãy núi cao. D. nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Câu 7. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ thường xuất hiện A. động đất, núi lửa. B. bão. C. ngập lụt. D. thủy triều dâng. Câu 8. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là A. mảng kiến tạo. B. mảng lục địa. C. mảng đại dương. D. vỏ trái đất. Câu 9. Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tiếp xúc giữa những mảng kiến tạo nào sau đây? A. Mảng Phi và mảng Nam Cực. B. Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mĩ. C. Mảng Âu - Á và mảng Bắc Mĩ. D. Mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia.
2 câu trả lời
C2. A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên.
C3. A. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương.
C4. B. Mảng Thái Bình Dương.
C5. A. tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu - Á
C6. D. nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
C7. A. động đất, núi lửa.
C8. A. mảng kiến tạo.
C9. C. Mảng Âu - Á và mảng Bắc Mĩ.