Câu 1.Tại sao sử cũ gọi giai đoạn nước ta từ năm 179TCN đến TKX là thời Bắc thuộc? Câu 2. Mục đích, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40? Câu 3. Trình bày chuyển biến về văn hóa và xã hội nước ta từ TK I đến TK VI? Câu 4.Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã làm gì để giữ gìn phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên? Ý nghĩa của việc này? Câu 5. Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc? Biểu hiện của chính sách đó? Câu 6. Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo? Câu 7. Lí Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Lương? Câu 8. Tại sao Lí Bí đặt tên đất nước là Vạn Xuân? Câu 9. Kể tên các vị anh hùng dân tộc trong thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ Quốc? (Thế kỉ I đến VIII) Câu 10. Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống Bắc thuộc của nhân dân ta từ TK I đến TK VIII? làm giúp mình vs

2 câu trả lời

câu 1.Từ năm 179TCN cho đến TK X, nước ta chịu sự đô hộ của phương Bắc (Trung Quốc bây giờ). Vì vậy, trong sử cũ, người ta gọi giai đoạn từ năm 179TCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc

câu 2. Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, con gái quan Lạc tướng Mê Linh (miền Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện, người làng Nam Nguyễn - Ba Vì - Sơn Tây - Hà Nội. Chồng mất sớm, bà Man Thiện một mình nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị; bà dạy cho con nghề trồng dâu, nuôi tằm; dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khỏe và võ nghệ. Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm, mưu trí. Chồng bà là Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên. Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn được nhân dân Mê Linh tin phục. Từ lâu, hai chị em bà vẫn căm thù cuộc sống bạo ngược của viên thái thú nhà Đông Hán là Tô Định. Chính sách bạo ngược này thực ra là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ người Âu Lạc, từ lạc tướng cho đến nô lệ. Cuộc hôn nhân giữa Trưng Trắc và Thi Sách làm cho thế lực của bà - thế lực đối lập với chính quyền do Tô Định là đại biểu - lại càng lớn mạnh. Để tước bớt thế lực của gia đình Trưng Trắc đã lan ra khắp miền đất Vĩnh Phúc, Tô Định đã tìm cách giết chết Thi Sách. Hành vi bạo ngược của Tô Định không làm cho Trưng Trắc sờn lòng, mà trái lại càng làm cho bà thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, áp bức của nhà Đông Hán, khôi phục độc lập, "đền nợ nước, trả thù nhà".

câu

THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC

THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ

Vua

Quan lại đô hộ

Quý tộc

Hào trưởng Việt

Địa chủ Hán

Nông dân công xã

Nông dân công xã

Nông dân lệ thuộc

Nô tì

Nô tì


 mik chỉ lm đến câu 3. thui ạ thông cảm

BÀI LÀM: MIK LÀM PHẦN LÀM CÒN LẠI NHÓ
CÂU 4:
Nhân dân ta đã làm gì để giữ gìn phong tục tập quán và tiếng nói của mình?
→ Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

→ Người Việt cai quản các làng, xã, đây là bức thành trì vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.
→ Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.
→ Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.
→Ý nghĩa: chứng tỏ một sức sống mãnh liệt của các phong tục tập quán của người Việt được gìn giữ qua nhiều năm từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
CÂU 5:
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc:

→ Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…
→ Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
→ Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.
→ Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…
⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.
CÂU 6:
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo bao gồm:

→ Cuộc kháng chiến được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng.
→ Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.
→ Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.
→ Nghĩa quân biết chớp thời cơ khi nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước.
CÂU 7:
Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

→ Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.
→ Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).
→ Thành lập triều đình với hai ban:
⇒Ban văn: do Tinh Thiều đứng đầu.
⇒Ban võ: do Phạm Tu đứng đầu.
⇒Riêng Triệu Túc đứng đầu tất cả.
CÂU 8:
→Vì vạn có nghĩa là nghìn, nhiều. Xuân nghĩa là năm, mùa xuân. Lý Bí đặt tên như vậy mong cho nước bền vững nghìn năm.
CÂU 9:
→Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành lại độc lập: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.
CÂU 10:
Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
→ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
→ Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
→ Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
→ Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
→ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
→ Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).
→ Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
→ Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.
→ Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
#Y.Linh


Câu hỏi trong lớp Xem thêm
6 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: - Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: - Nhà người cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè? - Tâu bệ hạ - Ông đáp – Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. […] (Trích Yết Kiêu, theo Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam, tập một, Nguyễn Đổng Chi, NXB Giáo dục, 2000, tr.541) Câu 1. Chỉ ra những chi tiết kì ảo có trong ngữ liệu trên. Theo em, các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Yết Kiêu đã lập nên chiến công gì? Chiến công đó có ý nghĩa như thế nào với nhân dân, đất nước? Câu 3. Xác định từ láy trong câu văn sau và cho biết từ láy đó gợi ra hoàn cảnh của nhân dân như thế nào? “Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải”. Câu 4. “Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới” a. Xác định các cụm động từ trong câu trên. b. Cho biết các dấu phẩy trong câu trên có công dụng gì? Câu 5. Qua ngữ liệu trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Yết Kiêu.

12 lượt xem
1 đáp án
19 giờ trước