câu 1.So sánh tự trọng và tự ái? Cho ví dụ. câu 2.. Sưu tầm một nhân vật hoặc mẫu chuyện thể hiện việc giữ gìn danh dự và nhân phẩm. Qua đó, nêu bài học cho bản thân em.

2 câu trả lời

Câu 1:

* Tự trọng tự ái khác nhau ở ý nghĩa, biểu hiện.

∴ Tự trọng:

- Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.

- Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

∴ Tự ái:

-  Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

-  Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức

-  Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.

Câu 2:

(Câu chuyện này là mình đọc trong một cuốn sách)

Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:

"Người lớn: 30.000 đồng
Trẻ em trên 5 tuổi: 10.000 đồng
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí"

Đọc xong, ông nói với người bán vé:

- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.

- Con ông trên 5 tuổi à? – Người đứng kế bên nghe vậy tò mò hỏi.

- Vâng.

- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.

- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

Câu chuyện về lòng tự trọng này có thể nói chính là tấm gương của người bố vô cùng quan trọng để con cái có thể noi thoi.

Bài học : chúng ta cần phải có lòng tự trọng và giữ gìn, phát huy nó.

Chúc bn học tốt!

Cho xin hay nhất nha!

Câu 1.So sánh tự trọng và tự ái?

Tôn trọng

- Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.

 - Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

 - Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

Tự ái

-  Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

 -  Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức

 -  Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.

câu 2.. Sưu tầm một nhân vật hoặc mẫu chuyện thể hiện việc giữ gìn danh dự và nhân phẩm. Qua đó, nêu bài học cho bản thân em.

mẩu chuyện

Hôm nay bạn em lại mời đi ăn ở nhà bạn nhưng em từ chối vì hôm qua em đã ăn ở nhà bạn và em phải giữ được lòng tự trọng của mk

bài học : chúng ta cần phải có lòng tự trọng và giữ lòng tự trọng