Câu 1:Một bình cầu thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cai su, xuyên qua nút thuỷ tinh là một thanh thuỷ tinh hình chữ I(hình trụ hở hai đầu).Giữa ống thuỷ tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình vẽ. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng bình cầu? Câu 2:Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng? Làm thế nào để tránh hiện tượng vỡ cốc như trên? Câu 3:Để đo nhiệt độ của nước đang sôi người ta dùng nhiệt kế nào? Vì sao? Câu 4:Nêu cấu tạo của ròng rọc? Phân biệt ròng rọc động và ròng rọc cố định?

1 câu trả lời

Câu 1.

a, Do khi cho bình cầu vào nước nóng, không khí nở ra sẽ đẩy giọt nước lên cao

b, Do khi cho bình cầu vào nước lạnh, không khí thu lại sẽ kéo giọt nước xuống

Câu 2.

- Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày, lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng lên trước và dãn nở, khi đó lớp thủy tinh bên ngoài chưa theo kịp tốc độ dãn nở dẫn đến lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực t/d từ trong cốc đẩy ra và bị nứt (vỡ)

- Để tránh hiện tượng nguy hiểm trên, chúng ta nên dùng cốc mỏng thay cho cốc dày vì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị nứt (vỡ)

Câu 3.

- Do nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn độ sôi của nước (`100^oC`) nên ta có thể xác định nhiệt độ sôi một cách chính xác nhất

Câu 4.

*Cấu tạo:

- Ròng rọc (rr) động: 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe không mắc cố định, khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng trục

- Rr cố định: 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe mắc cố định, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định

*Tác dụng:

- Rr động: làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. `(F<P)`

- Rr cố định: làm thay đổi hướng của lực kéo so với lúc kéo trực tiếp