Câu 1.Các vùng để quốc dã xâu xé, xâm lưoc Trung Quốc? Câu 2. Trình bày những chuyến biến kinh tế, chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại của nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế ki XIX - đầu thế ki XX? Cho biết đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ? Điểm giống nhau trong nến kinh tế của các nước Anh, pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì? Câu 3. Lập bảng thống kê các phong trào đầu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ân độ thế ki XVIII- đầu thế kỉ XX (Thời gian, tên, hình thức đấu tranh, kết quả)? Câu 4. Nguyên nhân, diễn biển, ý nghĩa của cách mạng Tân Hoi (1911).

1 câu trả lời

 CÂU 1 : Các nước đế quốc tranh nhau xâm lược Trung Quốc, vì:

- Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản, có nền văn hóa rực rỡ.

- Chế độ phong kiến ở Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX lâm vào tình trang suy yếu, khủng hoảng.
CÂU 2:

1. Anh:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
- Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b) Về chính trị:

-Anh là nước quân chủ lập hiến
- Hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

c) Về đối ngoại:

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa.

=> ĐẶC ĐIỂM  “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

2. Pháp:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, ….
- Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=>ĐẶC ĐIỂM  “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

c) Về chính trị, đối ngoại:

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

3. Đức:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ.
- Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mĩ:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời
- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

----> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.
 ==>ĐẶC ĐIỂM “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống.
- Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.
****  ĐIỂM GIỐNG NHAU:
-Xuất hiện các công ty độc quyền.
- Đẩy nhanh vũ trang, xâm lược thuộc địa.

CÂU 4: 

 *Nguyên nhân:

- Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.

=> Sự kiện này đã châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi bùng nổ.

*Diễn biến:

- Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi tại Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

- Ngày 29 - 12 - 1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

- Tháng 2 - 1912, Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống Cách mạng coi như chấm dứt.

*Ý nghĩa:

- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.

- Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

- Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là:

+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

+ Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

CÂU 3:



































Câu hỏi trong lớp Xem thêm