Câu 11. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây? A. Rắn chắc. B. Lỏng. C. Từ quánh dẻo đến rắn. D. Khí. Câu 12. Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu mảng kiến tạo lớn? A. 9. B. 6. C. 8. D. 7. Câu 13. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây? A. Bão, dông lốc. B. Lũ lụt, hạn hán. C. Núi lửa, động đất. D. Lũ quét, sạt lở đất. Câu 14. Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây? A. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam. B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào hoặc tách xa nhau. C. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực. D. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định. Câu 15. Trái Đất được cấu tạo gồm 3 lớp, đó là: A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi) D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti Câu 16. Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000, khoảng cách giữa 2 địa điểm là bao nhiêu? A. 20 cm B. 5cm C. 50 cm D. 25 cm Câu 17. Ngoại lực và nội lực tạo là: A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau. B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau. D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau. Câu 18. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở gần khu vực núi lửa cần? A. Gia cố nhà cửa thật vững chắc B. Đóng cửa ở yên trong nhà C. Chuẩn bị gấp các dụng cụ để dập lửa D. Nhanh chóng sơ tán ra khỏi khu vực Câu 19. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là A. trên 500m. B. từ 300 - 400m. C. dưới 300m. D. từ 400 - 500m. Câu 20: Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng: A. Nam B. Đông C. Bắc D. Tây Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi? A. Dạng địa hình nhô cao. B. Đỉnh tròn và sườn dốc. C. Độ cao không quá 200m. D. Tập trung thành vùng. Câu 22. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực. C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng. D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển. Câu 23. Đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới A. 400m. B. 500m. C. 200m. D. 300m. Câu 24: Một bản đồ có tỉ lệ 1: 2.000.000 thì 5cm trên bản đồ sẽ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? A. 1km. B. 10km. C. 100km. D. 200km. Câu 25: Khoảng cách thực địa giữa 2 điểm A và B là 400 km, khi thể hiện trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 2.000.000 thì khoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ là bao nhiêu cm? A. 2cm. B. 20cm. C. 22cm. D. 4cm.

2 câu trả lời

Câu 11: A vì  tầng Manti có đặc điểm là vật chất ở trạng thái rắn, tầng này khá dày.

Câu 12: C 

VÌ  các mảng kiến tạo lớn: mảng Á-Âu, mảng Phi, mảng Ấn Độ, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Thái Bình Dương, mảng Nam Cực

Câu 13: C. Núi lửa, động đất.

Vì các địa mảng luôn luôn di chuyển chậm. Khi hai mảng xô vào nhau, vật chất bị nén ép, làm dung nham dưới lòng đất phun trào lên, sinh ra hiện tượng núi lửa, động đất.

Câu 14: B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào hoặc tách xa nhau.

Vì các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm là di chuyển rất chậm. Có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

Câu 15: C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi)

Vì:

- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).

- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.

Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.

Câu 16: A. 20 cm

              Đổi 25 km = 25 000 cm

- Bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500 000 cm trên thực

                         Khoảng cách giữa hai địa điểm đó là:

                                500 000 : 25 000 = 20 (cm) 

Câu 17: B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.

 Nội lực và ngoại lực có xu hướng đối nghịch nhau:
+ Nội lực cho bề mặt Trái Đất ghề (vận động tạo núi, nâng cao hạ thấp địa hình, uốn nếp…)
+ Ngoại lực có hướng xu hướng san bằng ghề (quá trình mài mòn, bồi đắp vùng trũng…)
- Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời:  trên trái đất hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra nhiều động đất núi lửa ở nhiều nơi, trong lúc đó các quá trình phong hóa , mài mòn và cũng đồng thời diễn ra ở mọi nơi trên Trái Đất.

Câu 18:  D. Nhanh chóng sơ tán ra khỏi khu vực

Để tránh bị gây thương tích khi núi lửa phun trào, bảo vệ tính mạng tránh gây nguy hiểm.

Câu 19: A. trên 500m.

Vì cao nguyên là một khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ cao tuyệt đối trên 500 m, bị hạn chế bởi các vách bậc hay sườn dốc rõ nét với vùng đất thấp xung quanh.

Câu 20: A. Nam

- Phương hướng chính trên bản đồ: có 8 hướng chính.

   + Phần chính giữa bản đồ là phần trung tâm.

   + Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc.

   + Đầu dưới chỉ hướng Nam.

   + Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông.

   + Đầu bên trái vĩ tuyến chỉ hướng Tây.

Câu 21: B. Đỉnh tròn và sườn dốc.

VÌ địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải. Độ cao tương đối không quá 200m. Thường tập trung thành vùng.

Câu 22: A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

Vì điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

Câu 23: C. 200m Bình nguyên (đồng bằng) có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m

Câu 24: B

            Khoảng cách thực địa của 5cm trên bản đồ là :

                      5 x 200.000 =1.000.000 ( cm) =10km

                                            Đáp số 10 km

Câu 25:  B. 20cm.

Đổi 400 km= 40000000 cm

      khoảng cách 2 địa điểm là:

40000000 : 2.000.000 = 20 ( cm)

                         Đáp số: 20 cm

Đây nha  bạn nếu thấy hay cho tui xin 5 sao+ ctlhn mang về cho nhóm nha:> chúc bạn học tốt:333

Câu `11`:

  `->` A. Rắn chắc.

`⇒` SGK trang `129`, lịch sử và địa lí `6`.

Câu `12`:

  `->` D. 7.

`⇒` Các mảng kiến tạo lớn: mảng Á-Âu, mảng Phi, mảng Ấn Độ, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Thái Bình Dương, mảng Nam Cực.

Câu `13`:

  `->` C. Núi lửa, động đất.

`⇒` Khi hai mảng xô vào nhau, vật chất bị nén ép, làm dung nham dưới lòng đất phun trào lên, sinh ra hiện tượng núi lửa, động đất.

Câu `14`:

  `->` B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào hoặc tách xa nhau.

`⇒` Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm là di chuyển rất chậm. Có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

Câu `15`:

  `->` C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi)

`⇒` Về cơ bản cấu tạo của trái đất được chia làm 3 lớp chính : Lớp vỏ trái đất, lớp manti và lõi.

Câu `16`:

  `->` B. 5cm

`⇒` Giải:

Theo đề, ta có bản đồ có tỉ lệ `1 : 500 000` nghĩa là cứ `1` cm trên bản đồ tương ứng với `500000` cm trên thực tế.

Đổi: `25km = 2500000` cm.

Vậy khoảng cách giữa `2` điểm đó trên bản đồ cách nhau:

`2500000 : 500000=5`

Vậy khoảng cách giữa `2` điểm đó là : `5` cm.

Câu `17`:

  `->` B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.

`⇒` Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời.

Câu `18`:

  `->` D. Nhanh chóng sơ tán ra khỏi khu vực.

`⇒` Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở gần khu vực núi lửa cần nhanh chóng sơ tán ra khỏi khu vực.

Câu `19`:

  `->` A. trên 500m.

`⇒` Độ cao tuyệt đối của cao nguyên là trên 500m.

Câu `20`:

  `->` A. Nam

`⇒` Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng Nam.

Câu `21`:

  `->` B. Đỉnh tròn và sườn dốc.

`⇒` Đặc điểm của đồi:

`+` Địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải.

`+` Độ cao tương đối không quá 200m.

`+` Thường tập trung thành vùng.

Câu `22`:

   `->` A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

`⇒` Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

Câu `23`:

  `->` C. 200m.

`⇒` Bình nguyên (đồng bằng) có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.

Câu `24`:

 `->`  Vì bản đồ có tỉ lệ `1: 2000000` nên `5`cm trên bản đồ sẽ ứng với :

`2000000.5 = 10000000` cm

Đổi `10000000` cm = `100`km

Câu `25`:

  `->` B. 20cm.

`⇒` Đổi `400` km `=40 000 000` cm

Khoảng cách ngoài thực tế là : `40 000 000: 200000 =20` cm 

`@Yanako`

$@Q$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm