Câu 1. Ý nào không phải sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm? A. Dệt - may, da giày, nhựa. B. Thịt, cá hộp và đông lạnh. C. Rau quả sấy và đóng hộp. D. Sữa, rượu, bia, nước giải khát. Câu 2. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 3. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương. Câu 4. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân. Câu 5. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia? A. Than. B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan. Câu 6. Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại A. hóa phẩm, dược phẩm. B. hóa phẩm, thực phẩm. C. dược phẩm, thực phẩm. D. thực phẩm, mỹ phẩm. Câu 7. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm: A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh. C. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát. D. dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Câu 8. Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành A. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản. B. khai thác khoáng sản, thủy sản. C. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. D. khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản. Câu 9. Ý nào sau đây không phải vai trò của ngành công nghiệp điện lực? A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. C. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. D. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Câu 10. Ngành được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là A. công nghiêp cơ khí. B. công nghiệp điện tử - tin học. C. công nghiệp năng lượng. D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 11. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học? A. Không yêu cầu cao về trình độ lao động. B. Ít gây ô nhiễm môi trường. C. Không chiếm diện tích rộng. D. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện , nước. Câu 12. Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành nào sau đây? A. Luyện kim. B. Xây dựng. C. Nông nghiệp. D. Khai khoáng. Câu 13. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém. C. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 14. Ý nào dưới đây không phải vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Giải quyết việc làm cho lao động. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống. C. Phục vụ cho nhu cầu con người. D. Không có khả năng xuất khẩu. Câu 15. Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành nào sau đây? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử tiêu dùng. D. Điện tử viễn thông. Câu 16. Ngành công nghiệp nào sau đây thường được phát triển ở nơi có dân cư đông? A. Cơ khí B. Sản xuất hàng tiêu dùng C. Hóa chất D. Năng lượng Câu 17. Ở nước ta, vùng than lớn nhất đang khai thác thuộc tỉnh A. Lạng Sơn. B. Hòa Bình. C. Cà Mau. D. Quảng Ninh. Câu 18. Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 19. Ngành công nghiệp nào sau đây có khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ? A. Công nghiệp luyện kim. B. Công nghiệp dệt. C. Công nghiệp hóa chất. D. Công nghiệp năng lượng. Câu 20. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước? A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông - lâm - thủy sản.

2 câu trả lời

1.A

2.D

3.C

4.B

5.B

6.A

7.D

8.C

9.D

10.C

11.A

12.B

13.C

14.D

15.C

16.B

17.D

18.C

19.B

20.A

A-D-C-B-A-A-A-C-D-B-A-C-C-D-B-B-D-C-B-B