Câu 1: Xây dựng khóa lưỡng phân cho 3 loài nguyên sinh vật sau: Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày.

Câu 2:

Quan sát hình bên và cho biết biểu hiện có thể xuất hiện ở người bị nhiễm virus corona (Covid-19) và biện pháp phòng chống?

Câu 3: Viết tên nguyên sinh vật và vai trò của nguyên sinh vật tương ứng với mỗi hình ảnh minh họa sau:

STT

Hình ảnh

Tên nguyên sinh vật

Vai trò

1

2

3

Câu 4: Nêu những đặc điểm thế hiện sự đa dạng nấm?

Câu 5: Kể tên một số nấm có ích và một số nấm có hại cho con người và sinh vật?

Câu 6: Kể tên thực vật có ở môi trường xung quanh em và cho biết chúng thuộc nhóm nào trong số những nhóm thực vật đã học? Đề xuất được những lưu ý trong việc chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh?

Câu 7: Đề xuất cách kiểm chứn trong không khí có chứa hơi nước? Vẽ chu trình của nước trong tự nhiên.

Câu 8: Trung bình mỗi giờ, một người lớn hít vào khoảng 500 lít không khí. Trong một ngày đêm, mỗi người lớn hít vào khoảng bao nhiêu lít không khí? Nếu cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí, thì một ngày đêm con người sẽ cần trung bình bao nhiêu lít oxygen?

Câu 9: Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

a) Chất nào đã duy trì sự cháy của các tờ giấy vụn?

b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào?

c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?

Câu 10: Nêu 3 việc nên làm và 3 việc nên tránh để sử dụng các nhiên liệu an toàn, hiệu quả, phòng tránh nguy cơ cháy nổ ở gia đình em?

Câu 11: Lấy ba ví dụ về sự gỉ của kim loại. Để hạn chế sự hư hỏng của các vật thể bằng kim loại do bị gỉ, chúng ta cần chú ý sử dụng chúng như thế nào?

1 câu trả lời

Câu 1: hình ảnh

Câu 2: Các triệu chứng nhiễm Covid-19Theo khuyến cáo của Bộ y tế, các triệu chứng cấp tính của người nhiễm Covid-19 bao gồm: đau nhức đầu, khó chịu, sốt cao (trên 380) chảy nước mũi, khó thở, ho hoặc đau họng, đau mỏi cơ, viêm phổi, nhiễm trùng máu hoặc thậm chí tử vong.

Chủng mới virus corona gây bệnh COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính: 

- Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi). 

- Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh.

- Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.

- Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Khi gặp các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần cẩn thận thông báo lịch sử tiếp xúc, di chuyển của mình trong vòng 2 tuần gần nhất cho bác sĩ để đánh giá xem có xuất hiện các yếu tố nguy cơ. Ví dụ như tiếp xúc với người từ vùng dịch hay người đang trong thời gian ủ bệnh hay không. Chỉ cần nghi ngờ bị nhiễm virus corona, ngay lập tức nên được cách ly và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
 
Cách phòng tránh dịch bệnh Covid-19

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh Covid- 19. Vì vậy, người dân cần chủ động phòng chống dịch bệnh.

Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, để hạn chế nguy cơ nhiễm và lây lan bệnh Covid- 19, người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau:

-  Che mũi và miệng khi ho, xì mũi bằng khăn/giấy dùng 1 lần 

- Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng, họng

- Tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu/triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm

- Nên hạn chế đi ra ngoài, hạn chế đám đông

- Ăn uống nghỉ ngơi điều độ, uống nhiều nước, vận động đều đặn tăng cường sức đề kháng

- Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang. Lưu ý thải bỏ khẩu trang vào các thùng rác có nắp đậy

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, mở cửa thông thoáng, có ánh nắng vào nhà càng tốt

- Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, đồng thời chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn cho nhân viên y tế để được tư vấn, cách ly và điều trị phù hợp.

Câu 3:...

Câu 4:

Tính đa dạng của nấm thể hiện ở:

- Cấu tạo đơn bào hay đa bào

- Môi trường sống đa dạng (đất, nước, các sinh vật khác)

- Lối sống đa dạng: kí sinh, cộng sinh, hoại sinh

- Đa dạng về hình thái: nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp

- Đa dạng về vai trò, tác hại: làm thức ăn, dược liệu, gây hại cho người và các sinh vật khác

Câu 5:

- Nấm có ích: nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi,…

- Nấm có hại:

+ Nấm gây bệnh cho khoai tây, chè, cà phên

+ Nấm kí sinh gây viêm da ở người

+ Nấm kí sinh trên lúa, ngô

+ Nấm mốc làm hỏng thức ăn

Câu 6: Hình ảnh

Câu 7:Lấy một cốc nước đá để ngoài không khí, sau một thời gian thấy có những giọt nước bám ngoài thành cốc. Đó là do nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.

Câu 8: Hình ảnh.

Câu 9:

a) Chất duy trì sự cháy ở các tờ giấy vụn là oxygen.

b) Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc cả 2 nguyên tắc sau:

- Cách li chất cháy với oxygen.

- Hạ nhiệt độ của vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

c) Chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã bị dập tắt.

Câu 10:

- Một số việc nên làm để sử dụng các nhiên liệu an toàn, hiệu quả, phòng tránh nguy cơ cháy nổ như: sau khi dùng xong phải khóa bình gas; sử dụng xong bếp cần tắt bếp; không để các nhiên liệu gần nguồn nhiệt; điều chỉnh ngọn lửa phù hợp khi đun nấu bằng bếp gas; không tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình gas mini,...

- Một số việc nên tránh làm: mở các thiết bị sưởi; sấy không đúng với nhu cầu sử dụng; sử dụng lửa quá to và không đúng mục đích khi đun nấu; đun bếp than ở nơi không khí khó lưu thông; lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động;...

Câu 11:

- Các ví dụ: 

+ Cầu bằng sắt lâu năm bị gỉ.

+ Chiếc đinh sắt bị gỉ.

+ Vỏ tàu bị gỉ

- Để hạn chế sự hư hỏng của các vật thể bằng kim loại do bị gỉ, chúng ta cần:

+ Lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng, bảo quản ở nơi khô ráo.

+ Dùng một số phương pháp để bảo vệ kim loại tránh bị gỉ trong môi trường xung quanh như: sơn, mạ lên bề mặt kim loại, bôi dầu mỡ...