Câu 1: X là một nguyên tố thuộc nhóm p.Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40.Vị trí của X trong bảng tuần hoàn? Câu 2 :Lưu huỳnh trong các chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?Ví dụ PTPƯ A.Na2SO4 B.SO2 C.H2S D.H2SO4 Câu 4: Cho phản ứng : M2Ox + HNO3 ------> M(NO3)3 +..... Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên là phản ứng oxh-khử??

1 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1:

p + e + n = 40

Nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e

→ 2p + n = 40 hay n = 40 – 2p (*)

Với các nguyên tố có  Z ≤ 82 ta luôn có bất đẳng thức sau:

p ≤ n ≤ 1,5p

Thế (*) vào bất đẳng thức trên ta có:

     p ≤  40 – 2p  ≤ 1,5p

→3p ≤ 40 ≤ 3,5p

→ 40/3,5 ≤ p ≤ 40/3

→ 11,42 ≤ p ≤ 13,33

p nguyên dương nên p nhận giá trị 12 hoặc 13

TH1: p = 12 → cấu hình: 1s2 2s2 2p6 3s2 → nguyên tố s (loại)

TH2: p = 13 → cấu hình: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 → nguyên tố p (thỏa mãn)

Vậy X thuộc ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA trong BTH

Câu 2:

Lưu huỳnh trong SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa

Tính khử: số oxi hóa tăng sau pư

\(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {O_2}\buildrel {t0,V2O5} \over
 \longrightarrow \mathop S\limits^{ + 6} {O_3}\)

Tính oxi hóa: số oxi hóa giảm sau pư:

\(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}S\buildrel {{t^0}} \over
 \longrightarrow 3\mathop S\limits^0  + 2{H_2}O\)

Câu 4.

x = 1 hoặc x = 2 thì phản ứng trên là pư oxi hóa – khử

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm