Câu 1: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có đặc điểm như thế nào về vị trí , điều kiện tự nhiên , dân cư , xã hội ?
2 câu trả lời
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có tổng diện tích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam (40.548,2 km²) và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước,... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).
vị trí
– Tiếp giáp với phía tây của Đông Nam Bộ, khi đó cả 3 mặt đều là biển. Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang và thành phố Cần Thơ.
– Vị trí của Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm ở phía Nam của nước ta, bao gồm rất nhiều quần đảo và đảo, với mặt bờ biển dài 73.2km, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đặc biệt nhất là trồng cây công nghiệp
– Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc khu vực có giao thông hàng hải và hàng không giữa Đông Nam Á và Nam á tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác, giao lưu quốc tế. Vị trí của ĐBSCL nằm tiếp giáp với campuchia, khi đó sẽ rất tiện lợi cho việc giao lưu và hợp tác với các nước trong khu vực sông Mê Công.
- điều kiện tự nhiên
Không chỉ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, mà khu vực đồng bằng Sông Cửu Long còn có điều kiện tự nhiên vô cùng đặc trưng.
– Địa hình: ở ĐBSCL có địa hình khá thấp, khi đó chỉ có độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển.
– Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng nằm tại ĐBSCL từ 24 đến 27 độ C, biên độ nhiệt từ 2 đến 3 độ/ năm.
– Mùa: bị chia rõ 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 ->10, mùa khô từ tháng 12 -> 4 năm sau. ĐBSCL là nơi thường xuyên hứng chịu những thiên tai, bão lũ từ thiên nhiên nên đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thường gặp nhiều khó khăn.
– Đất đai: Vô cùng phong phú, với đất mặn , đất phèn có độc tố khá cao, tính chất cơ lý yếu và dễ nứt nẻ và đất phù sa có nhiều ở ven và giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Diện tích đất tự nhiên chiếm 12,2% trên tổng diện tích đất cả nước, và chủ yếu là rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn.
– Nguồn nước: ĐBSCL là một bộ phận của sông Mê Công, cung cấp nguồn nước vô cùng dồi dào, khi vào mùa mưa thì nước sẽ dâng cao, vào màu khô nước sẽ có hiện tượng nhiễm mặn.
– Tài nguyên: là nguồn cung cấp thuỷ hản sản phong phú, cùng nguồn dầu khí lớn có trên vùng biển giúp vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển lĩnh vực khai thác, chế biến.
– Khoáng sản: Nổi tiếng là đá vôi, cát sỏi, than bùn…. Nói chung nơi đây có trữ lượng khoáng sản không đáng kể.
dân cư xã hội
– Dân số đông (chỉ sau Đồng bằng sông Hồng) và đa dạng, gồm nhiều dân tộc khác nhau như: dân tộc Kinh, Chăm, Khơ -me, Hoa…
– Người dân có trình độ sản xuất hàng hóa, làm nông nghiệp tương đối cao.