Câu 1. Từ nào sau đây là từ láy?
A. Xanh thẳm B. Xanh xao
C. Xanh biếc D. Xanh tốt
Câu 2. Thành ngữ nào có nghĩa là “người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kì diệu, to lớn.”
A. hô mưa, gọi gió.
B. ăn to nói lớn
C. bóc ngắn cắn dài
D. lên thác xuống ghềnh
Câu 3: Đoạn thơ sử dụng phép tu từ nào?
“Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao”
(Nguyễn Duy)
A. So sánh, ẩn dụ
B. So sánh, nhân hóa
C. Nhân hóa, điệp ngữ.
D. Điệp ngữ, ẩn dụ.
Câu 4: Từ nào là từ Hán Việt
A. Vua cha
B. Trời đất
C. Thiên địa
D. Ruộng đồng.
Câu 5: Trong các từ sau, yếu tố “đồng” ở trường hợp nào có nghĩa là “trẻ em”
A. Đồng bào
B. Trống đồng
C. Đồng âm
D. Đồng thoại
Câu 6: Câu văn “Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương” có mấy cụm động từ:
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 7: Một trong những công dụng của dấu chấm phẩy là:
A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
C. Đánh dấu thành phần chú thích cho câu
D. Đánh dấu câu đã kết thúc
Câu 8: Dấu chấm phẩy trong câu “Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. ” dùng để:
A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của phép liệt kê, cụ thể ngăn cách 2 cụm chủ vị trong câu ghép.
B. Đánh dấu ranh giới thành phần trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
C. Báo hiệu lời nói của nhân vật.
D. Làm cho câu văn nhịp nhàng.
2 câu trả lời
Câu 1. Từ nào sau đây là từ láy?
B. Xanh xao
->Láy âm đầu
Câu 2. Thành ngữ nào có nghĩa là “người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kì diệu, to lớn.”
A. hô mưa, gọi gió.
Câu 3: Đoạn thơ sử dụng phép tu từ nào?
“Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao”
(Nguyễn Duy)
C. Nhân hóa, điệp ngữ.
-> Nhấn hóa “trái hồng, trái bưởi đánh đu”
Điệp “Bao giờ”
Câu 4: Từ nào là từ Hán Việt
C. Thiên địa
->Thiên là trời, địa là đất
Câu 5: Trong các từ sau, yếu tố “đồng” ở trường hợp nào có nghĩa là “trẻ em”
D. Đồng thoại
->Truyện dành cho trẻ em
Câu 6: Câu văn “Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương” có mấy cụm động từ:
D. Bốn
->Xuống biển, lên núi, chia nhau, cai quản
Câu 7: Một trong những công dụng của dấu chấm phẩy là:
B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Câu 8: Dấu chấm phẩy trong câu “Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. ” dùng để:
A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của phép liệt kê, cụ thể ngăn cách 2 cụm chủ vị trong câu ghép.
Câu 1: B
Vì ta có ''xanh xao'' là từ láy phụ âm đầu
Câu 2: A
Vì ta có '' người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kì diệu, to lớn.” là chỉ 1 sức mạnh mà con người ta ko có
Câu 3: C
Vì từ '' Bao giờ '' được nhắc lại 2 lần
từ '' đánh đu '' chỉ hành động của con người và động vật
Câu 4: C
''Thiên'' là trời
''Địa'' là đất
→ "Thiên địa'' là trời đất
Câu 5: A
Vì ta có '' đồng bào'' chỉ con người và tron dod co chỉ trẻ em
Câu 6: B
Câu 7: B
Câu 8: A