Câu 1. Trước khi đưa 50 người con xuống biển, Lạc Long Quân căn dặn Âu Cơ điều gì? 1 điểm A. Lạc Long Quân nòi rồng ở miền biển, Âu Cơ dòng tiên ở chốn non cao. B. Tập quán, thói quen của hai người khác nhau, khó ở cùng nhau lâu dài. C. Mỗi người cùng 50 người con cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau. Câu 2. Em hiểu thế nào về lời dặn của Lạc Long Quân: “Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.”? 1 điểm A. Mỗi khi ai có khó khăn thì những người ở nơi khác cần hợp sức giúp đỡ lẫn nhau. B. Nàng Âu Cơ không được quên lời ước hẹn. C. Tuy ở các miền khác nhau nhưng vẫn là anh em một nhà, khi có việc phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Câu 3. Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ “tổ tiên” ở bài đọc trên? 1 điểm A. Những người thuộc thế hệ đầu tiên, qua đời đã lâu, của một dòng họ hay một dân tộc, trong quan hệ với các thế hệ sau này. B. Chỗ ở đầu tiên của một dòng họ xưa kia. C. Nơi, chỗ sinh sống đầu tiên của một dân tộc từ xa xưa. Câu 4. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì? 1 điểm A. Kể lại chuyện Âu Cơ - Lạc Long Quân và 100 người con của họ. B. Giải thích tại sao người Việt Nam tự xưng là Con rồng cháu tiên. C. Khuyên mọi người hãy luôn yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 5: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ “thân mật”? 1 điểm A. thân thiết, thân yêu, thân quen, thân tình. B. thân quen, quen thuộc, quen biết, thân sinh. C. thân ái, thân phụ, thân hữu, thân thuộc. Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “cai quản” có trong bài? 1 điểm A. Quản lý, sử dụng B. Trông coi, điều khiển và chịu trách nhiệm. C. Được quyền sử dụng Câu 7: Trong câu: “Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.” dấu phẩy có tác dụng gì? 1 điểm A. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu. B. Ngăn cách hai vế trong câu ghép. C. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ

2 câu trả lời

Câu 1. Trước khi đưa 50 người con xuống biển, Lạc Long Quân căn dặn Âu Cơ điều gì?

⇒ C. Mỗi người cùng 50 người con cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.
Câu 2. Em hiểu thế nào về lời dặn của Lạc Long Quân: “Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.”?
⇒ C. Tuy ở các miền khác nhau nhưng vẫn là anh em một nhà, khi có việc phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
Câu 3. Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ “tổ tiên” ở bài đọc trên?
⇒ A. Những người thuộc thế hệ đầu tiên, qua đời đã lâu, của một dòng họ hay một dân tộc, trong quan hệ với các thế hệ sau này.
Câu 4. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
⇒ C. Khuyên mọi người hãy luôn yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Câu 5: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ “thân mật”?
⇒ A. thân thiết, thân yêu, thân quen, thân tình.
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “cai quản” có trong bài?
⇒ B. Trông coi, điều khiển và chịu trách nhiệm.
Câu 7: Trong câu: “Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.” dấu phẩy có tác dụng gì?
⇒ B. Ngăn cách hai vế trong câu ghép.

`text(Câu 1)`. `C`

⇒ Trước khi đưa 50 người con xuống biển, Lạc Long Quân căn dặn Âu Cơ: "Mỗi người cùng 50 người con cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau."

`text(Câu 2)`. `C`

⇒ Tuy ở các miền khác nhau nhưng vẫn là anh em một nhà, khi có việc phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

`text(Câu 3)`. `A`

⇒ Tổ tiên: Những người thuộc thế hệ đầu tiên, qua đời đã lâu, của một dòng họ hay một dân tộc, trong quan hệ với các thế hệ sau này.

`text(Câu 4)`. `D`

⇒ Ý nghĩa của câu chuyện là: 

+ Kể lại chuyện Âu Cơ - Lạc Long Quân và 100 người con của họ.

+ Giải thích tại sao người Việt Nam tự xưng là Con rồng cháu tiên.

+ Khuyên mọi người hãy luôn yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

`text(Câu 5)`: `A`

⇒ Đồng nghĩa với thân mật: thân thiết, thân yêu, thân quen, thân tình.

`text(Câu 6)`: `B`

⇒Nghĩa của cai quản: Trông coi, điều khiển và chịu trách nhiệm.

`text(Câu 7)`: `B`

Trong câu: “Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.” dấu phẩy có tác dụng: Ngăn cách hai vế trong câu ghép.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm