Câu 1: Trước âm mưu xâm lược nước ta của quân Nam Hán, ai là người đã đưa ra lời bàn: “Nếu ta sai người đem cọc lớn, đẽo nhọn đầu và bịt sắt đóng ở cửa biển trước, nhân khi nước triều lên, thuyền của họ tiễn vào trong hàng cọc, bấy giờ ta dễ bề chế ngự”? A. Khúc Thừa Dụ. C. Ngô Quyền. B. Dương Đình Nghệ. D. Ngô Mân. Câu 2: Người đã lãnh đạo nhân dân Tuợng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp: A. Mai Thúc Loan. C. Khu Liên. B. Dương Đình Nghệ. D. Khúc Thừa Dụ. Câu 3: Dương Đình Nghệ quê ở A. Giao Châu. C. Diễn Châu. B. Ái Châu. D. Hồng Châu. Câu4: Độc Cô Tổn bị giáng chức Tiết độ sứ vào: A. Giữa năm 905. C. Giữa năm 907. B. Giữa năm 906. D. Giữa năm 908. Câu 5: Chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” là của: A. Khúc Thừa Dụ. C. Khúc Thừa Mĩ. B. Khúc Hạo. D. Dương Đình Nghệ. Câu 6: Sau khi quân xâm lược nhà Đường bị thất bại, triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta? A. Nhà Tây Hán. C. Nhà Nam Hán. B. Nhà Đông Hán. D. Nhà Tống. Câu 7: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã: A. tiến quân sang đất Trung Quốc để đánh chúng đến cùng. B. tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán. C. tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. D. tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Câu 8: Sông Bạch Đằng có tên Nôm là: A. Sông Rừng. C. Sông Đáy. B. Sông Đước. D. Sông Rừng Rậm. Câu 9: Sự kiện chiến thắng lịch sử nào khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước? A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905). B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931). C. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931). D. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938). Câu 10: Đầu năm 937, nước ta diễn ra sự biến lịch sử: A. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ. B. Nhà Hán đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai. C. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn. D. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình Câu 11: Nguồn sống chủ yếu của người Chăm pa là: A. Đánh bắt cá. C. Trồng lúa mì. B. Trông cây ăn quả. D. Nông nghiệp trồng lúa nước. Câu 12: Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ loại chữ nào? A. Chữ La tinh. B. Chữ Nôm. C. Chữ Phạn. D. Chữ Hán. Câu 13: Năm 905, ai là người được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình, giành quyền tự chủ cho đất nước? A. Dương Đình Nghệ. B. Đinh Công Trứ. C. Khúc Thừa Dụ. D. Khúc Hạo. Câu 14: Nhà Đường đặt cơ quan đô hộ tại đâu? A. Cổ Loa. B. Luy lâu. C. Tống Bình. D. Phong Khê. Câu 15: Khúc Thừa Dụ được suy tôn là: A. Khúc Tiên Chủ. C. Khúc Hậu Chủ. B. Khúc Trung Chủ. D. Khúc Tiên Đế Câu 16: Nhà Nam Hán nhân cớ gì để kéo quân sang xâm lược nước ta? A. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ. C. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc. B. Kiều Công Tiễn cầu cứu. D. Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn. Câu 17: Kinh đô nước Chăm Pa đóng ở đâu? A. Bạch Hạc (Phú Thọ). C. Cổ Loa (Đông Anh). B. Sin-ha-pu-ra ( Trà Kiệu - Quảng Nam). D. Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội). Câu 18: Quân Nam Hán kéo quân vào Bạch Đằng là lúc: A. Thủy triều đang lên. B. Thủy triều đang xuống. C. Quân ta chưa đóng xong cọc ngầm. D. Quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm. Câu 19: Kế hoạch đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ: A. Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn. B. Khẩn trương tổ chức kháng chiến. C. Huy động nhân dân chặt gỗ, bịt sắt, đóng xuống lòng sông Bạch Đằng. D. Cho quân mai phục hai bên bờ sông Bạch Đằng. Câu 20: Kế sách của Ngô Quyền trước hành động của Kiều Công Tiễn: A. Chuẩn bị tổ chức kháng chiến. B. Chủ động đón đánh địch. C. Trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm. D. Kéo quân ra Bắc. Câu 21: Nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy chống nhà Hán thời gian nào? A. Năm 192 – 193. C. Năm 194 – 195. B. Năm 193 – 194. D. Năm 195 – 196. Câu 22: Nhân dân Cham Pa đã sáng tạo ra vật dụng gì để đưa nước từ vùng thấp đến vùng cao? Còn p2

2 câu trả lời

Câu 1: C.Ngô Quyền

Câu 2: C. Khu Liên.

Câu 3: B. Ái Châu.

Câu 4: A. Giữa năm 905.

Câu 5: B. Khúc Hạo.

Câu 6:  C. Nhà Nam Hán.

Câu 7: C. tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Câu 8:  A. Sông Rừng.

Câu 9:  D. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).

Câu 10: A. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ.

Câu 11: D. Nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 12: C. Chữ Phạn

Câu 13: C. Khúc Thừa Dụ

Câu 14: C. Tống Bình.

Câu 15: A. Khúc Tiên Chủ.

Câu 16: B. Kiều Công Tiễn cầu cứu

Câu 17: B. Sin-ha-pu-ra ( Trà Kiệu - Quảng Nam).

Câu 18: A. Thủy triều đang lên.

Câu 19: C. Huy động nhân dân chặt gỗ, bịt sắt, đóng xuống lòng sông Bạch Đằng.

Câu 20: C. Trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm.

Câu 21: A. Năm 192 – 193.

Câu 22: Làm ruộng bậc thang (để dẫn nước cho lúa)

#Sun

Chúc học tốt! (*^_^*)

Câu 1: C

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: B

Câu 6: C

Câu 7: C

Câu 8: A 

Câu 9: D

Câu 10: A

Câu 11: D

Câu 12: C

Câu 13: C

Câu 14: C

Câu 15: A

Câu 16: B

Câu 17: B 

Câu 18: A

Câu 19: C

Câu 20: C 

Câu 21: A

Câu 22: Làm ruộng bậc thang

Câu hỏi trong lớp Xem thêm