Câu 1: Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. KHi nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng, thoạt tiên các em thấy mực nước lỏng trong ống tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Giải thích tại sao? Câu 2: Bình chứa ga nấu bếp phải có vỏ dày, bền chắc. Sử dụng bình chứa ga nấu bếp không được để quá gần bếp nấu. Giải thích tại sao? Câu 3: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì sao? Câu 4: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên. Giải thích tại sao? Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: a. Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ ..... khi nhiệt độ tăng vì thể tích của không khí....... b. Khi nhúng bình vào nước nóng thì mặc dù cả bình và nước đều nở ra nhưng mực nước vẫn ......., vì thủy tinh .......... nước.

2 câu trả lời

Đáp án:

 câu 1;

Thể tích của bình tăng trước, thể tích của nước tằn sau và tăng nhiều hơn.

chất rắn tăng thể tích vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất lỏng tăng ít hơn chất khí, vật nào nóng trước thì dãn nở trước 

=> bình tiếp xúc với nước nóng trước tiên => dãn nở tăng thể tích trước 

=> sau đó nước trong bì mới nóng lên => tăng thể tích sau

nước ban đầu tụt xuống , khi cả nước bình tăng nhiệt độ như nhau thì bình ( chất rắn ) nên dãn nở ít hơn nước (chất lỏng) 

=> nước dâng 

câu 2;

Vì bình gas có chứa khí gas áp suất cao ,nếu để gần bếp nấu thì khí trong bình sẽ nóng lên và nỡ ra ,trong khi đó thể tích bình không thay đổi ,nên có thể dễ nổ bình gas.

câu 3;

vì thép và bê tông đều nở do nhiệt độ ngoài trới bằng nhau.

câu 4;

Ta có:

+ Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+ 

Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm

=> Khối lượng riêng của vật tăng

 

 

C1:

Do bình nở vif nhiệt trước làm cho thể tích bình tăng, sau đó thì chất lỏng nở vì nhiệt làm cho thể tích chất lỏng tăng

C2:

Vì có sự truyền nhiệt qua không khí dễ gây cháy nổ

C3:

Vì bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau