Câu 1: Trong bài thơ Đập Đá Ở Côn Lôn có những cặp câu nào đối nhau? Tác dụng của phép đối trong trong việc thể hiện nội dung và xây dựng hình ảnh ở những câu thơ ấy? Câu 2: Em hình dung như thế nào về hình tượng người chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh qua bài thơ Đập Đá Ở Côn Lôn?

1 câu trả lời

Câu 1:

Đối lập giữa câu thơ ( 4 câu cuối )

`→` 5 và 6 (tháng ngày bao quản `<>` thân sành sỏi)

`→` 7 và 8 (mưa nắng `><` dạ sắt son)

Thể hiện khí chất hiên ngang trước sự sống chết của dân tộc.

Câu 2:

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” do Phan Châu Trinh sáng tác đã khắc họa vô cùng chân thực hình ảnh người tù cách mạng với tư thế hiên ngang cùng ý chí sắt son, bền lòng.

Vào năm 1908, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị bắt đày ra Côn Đảo. Tháng 6 năm 1910, ông được tha do có sự can thiệp của Hội nhân quyền (Pháp). Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã được sáng tác khi ông đang cùng những người tù khác lao động khổ sai. Côn Lôn, hay còn gọi là Côn Đảo - là một hòn đảo của nước ta. Trong những năm Pháp thuộc, nơi đây bị Pháp chiếm đóng, cho xây dựng nhà tù mang tên Côn Đảo - từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”.

Đầu tiên, tác giả đã xây dựng hình ảnh người tù cách mạng với tư thế hiên ngang:

                                             “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
                                                 Lừng lẫy làm cho lở núi non”

Phan Châu Trinh đã cho người đọc thấy được một hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt nơi Côn Đảo - chỉ có núi non hiểm trở, biển cả mênh mông. Nhưng trước hoàn cảnh đó, người tù vẫn giữ được tư thế vững vàng của một đấng nam nhi. Hình ảnh người chí sĩ cách mạng đầu đội trời, chân đạp đất - lừng lẫy, oai phong hiện ra trước mắt người đọc thật đẹp đẽ. Giữa hoàn cảnh sống như vậy, họ phải lao động khổ sai với công việc đập đá. Một công việc mà mới chỉ nghe tên thôi đã thấy được sự nặng nhọc. Công cụ lao động là “búa” và “tay”, cùng với hành động đầy quyết liệt “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn” - quả là một sức mạnh phi thường.

Tiếp đến, hình ảnh người tù cách mạng hiện lên với ý chí dẻo dai, bền bỉ và kiên cường:

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son”

Cụm từ “tháng ngày” chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài, còn “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, cho mọi nhục hình, đày đọa. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chí sĩ “bao quản” chí khí. Cùng với đó, hình ảnh “thân sành sỏi”, “dạ sắt son” là hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước với dân của một đấng nam nhi. có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Đó chính là cốt cách của những bậc trượng phu trong thời xưa. Trong gian khổ, ý chí của người tù cách mạng hiện lên càng đẹp đẽ, sáng ngời.

Hai câu cuối cùng vang lên như một lời thề với non sông, đất nước:

                                       “Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
                                         Gian nan chi kể sự con con”

Ở đây, Phan Châu Trinh đã mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân. Đối với họ, dù “có lỡ bước” - có gặp khó khăn, có chịu thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với nhà chí sĩ chân chính việc “con con” ấy không đáng kể, không đáng nói, không đáng quan tâm. Cùng với đó là niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong tương lai.

Như vậy, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã cho người đọc thấy được hình ảnh người chí sĩ cách mạng với một khí phách hiên ngang, cũng như tấm lòng thủy chung son sắc với đất nước.

chúc bn giáng sinh vui vẻ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm