Câu 1: Trình bày những hạn chế trong việc phát triển hệ thống đô thị ở nước ta. Câu 2: Tại sao mạng lưới đô thị nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ.
1 câu trả lời
xây dựng nhiều khu công nghiệp, nhiều khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí… (thậm chí chưa có nhu cầu ở tại một vài đô thị miền núi, vẫn xây dựng các khu đô thị mới), mà ít chú ý đến công tác quy hoạch cải tạo và xây dựng lại các khu chung cư cũ, các con phố cũ, khu vực ngoại thành mà một thời đã gắn bó với công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa là một không gian vật thể chức năng đô thị, vừa mang ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc.
– Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng xã hội (nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trường học, nhà văn hoá, trạm y tế…) không đáp ứng yêu cầu phục vụ của cộng đồng dân cư sống trong các khu đô thị mới. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp ít mặn mà trong việc đầu tư vào khu vực này vì ít mang lại lợi nhuận cho họ.
– Công tác lồng ghép các nội dung quy hoạch và bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị còn rất yếu kém vì chưa có các văn bản pháp quy để thực hiện yêu cầu này.
– Công tác quản lý đô thị còn một khoảng cách khá xa so với yêu cầu phát triển của quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị. Mặt khác, tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý đô thị hầu như chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc đào tạo cán bộ quản lý đô thị chưa được thực hiện bài bản, hệ thống.
– Việc phối hợp quản lý, điều hành và quản lý hệ thống đô thị trong vùng đô thị hoá, vùng phát triển kinh tế xã hội còn yếu kém, nhất là việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào công cuộc phát triển đô thị như sông, bờ biển, hồ, rừng, núi… Do đó, gây ra không những lãng phí tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng các hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công cuộc phát triển kinh tế đô thị và vùng.
2.