Câu 1. Trình bày khái niệm: kinh tuyến, vĩ tuyến. Qui ước: kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây,vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam. Câu 2. Tọa độ địa lí của một điểm được xác định như thế nào? Câu 3.- Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì? - Dựa vào số ghi tỉ lệ các bản đồ sau 1: 300000 và 1: 6000000 Hãy cho biết 6cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? Câu 4. Các hướng chính trên bản đồ dược quy định như thế nào? Câu 5.Có mấy loại kí hiệu thường dùng trên bản đồ? CHƯƠNG II:TRÁI ĐÂT- HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI Câu 6. Hãy cho biết: Hình dạng, kích thước của Trái Đất . Câu 7.- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là bao lâu? - Trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Câu 8. -Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt trời là bao lâu? - Trình bày hệ quả chuyển động quanh Mặt trời của Trái Đất. CHƯƠNG III: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT Câu 9. Cấu tạo bên trong của trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp. Câu 10. Trình bày hiện tượng núi lửa, động đất và nêu nguyên nhân, hậu quả của động đất, núi lửa.

2 câu trả lời

câu 1 : 

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

- Kinh tuyến là các đường nối cực Bắc với cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.

- Vĩ tuyến là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với đường Xích đạo.

- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến được đánh số 0°, đi qua Đài thiên văn Grin-uých ở ngoại ô Luân Đôn (Anh).

- Vĩ tuyến gốc hay Xích đạo (0°), chia quả Địa Cầu thành hai bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

 2. Tọa độ địa lí

- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu.

- Khi viết tọa độ địa lí của một điểm, ghi vĩ độ trước và kinh độ sau.


Câu 2 : 
Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó. Trên mỗi tấm bản đồ đều được in các đường kinh độ và vĩ độ, dựa vào đó ta có thể xác định được tọa độ địa lý, và cách xác định tọa độ 1 điểm trên bản đồ như sau: ... Kinh độ trên. Vĩ độ dưới.
Câu 3 : 
1: 300000 biết 6cm trên bản đồ ứng với : 300000 . 6 = 18 00000cm = 18km 
1: 6000000 biết 6cm trên bản đồ ứng với : 6000000 . 6 = 36000000 = 360km 

câu 4 : 

- Các hướng chính trên bản đồ: Bắc, Nam, Đông, Tây.

- Các hướng trung gian: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam,...


câu 5 : 
- Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,... mang tính quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

câu 6 :  

- Trái Đất có dạng hình cầu với kích thước rất lớn.

- Bán kính của Trái Đất tại Xích đạo có độ dài 6 378 km.

- Diện tích bề mặt Trái Đất lên tới hơn 510 km2.



câu 7 : 

- Trái Đất tự quanh quay trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng một góc 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo.


Câu 1. Trình bày khái niệm: kinh tuyến, vĩ tuyến. Qui ước: kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây,vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam.

- Kinh tuyến (meridian) là một nửa vòng tròn tưởng tượng trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.

-  Vĩ tuyến (latitude) cũng là những đường tương tự như kinh tuyến nhưng theo chiều ngang của Trái đất.

+ Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).

+ Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0 độ (Xích đạo). 

- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.

- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.

- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu.

- Khi viết tọa độ địa lí của một điểm, ghi vĩ độ trước và kinh độ sau.

Câu 2 : Tọa độ địa lí của một điểm được xác định như thế nào?
Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó. Trên mỗi tấm bản đồ đều được in các đường kinh độ và vĩ độ, dựa vào đó ta có thể xác định được tọa độ địa lý, và cách xác định tọa độ 1 điểm trên bản đồ như sau: ...

-> Kinh độ ở trên. Vĩ độ ở dưới.
Câu 3 : Hãy cho biết 6cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
1: 300000 biết 6cm trên bản đồ ứng với : 300000 . 6 = 18 00000cm = 18km 
1: 6000000 biết 6cm trên bản đồ ứng với : 6000000 . 6 = 36000000 cm= 360km 
Câu 4 : Các hướng chính trên bản đồ dược quy định như thế nào?

- Các hướng chính trên bản đồ: Bắc, Nam, Đông, Tây.

- Các hướng trung gian: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam,...

Câu 5 : Có mấy loại kí hiệu thường dùng trên bản đồ?
- Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,... mang tính quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
CHƯƠNG II:TRÁI ĐÂT- HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

Câu 6. Hãy cho biết: Hình dạng, kích thước của Trái Đất   

- Trái Đất có dạng hình cầu với kích thước rất lớn.

- Bán kính của Trái Đất tại Xích đạo có độ dài 6 378 km.

- Diện tích bề mặt Trái Đất lên tới hơn 510 km2.

Câu 7.- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là bao lâu?

- Trái Đất tự quanh quay trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng một góc 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo.

- Trái Đất quay một vòng khoảng 24 giờ so với Mặt Trời và 23 giờ, 56 phút và 4 giây so với các ngôi sao. Hiện tượng tự quay của Trái Đất giảm nhẹ với thời gian; vì vậy, một ngày trong quá khứ ngắn hơn.

Câu 8.

-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt trời là bao lâu? 

-> chuyển động của Trái ĐấtMặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ.Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là: 365 ngày 6 giờ. 

- Trình bày hệ quả chuyển động quanh Mặt trời của Trái Đất.

-> Là chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.

Câu 9. Cấu tạo bên trong của trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp.

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

- Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. 

- Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C

- Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

Câu 10. Trình bày hiện tượng núi lửa, động đất và nêu nguyên nhân, hậu quả của động đất, núi lửa.

*) Núi lửa.

- Núi lửa là hình thức phun trào Mắc ma dưới sâu lên mặt đất.

+ Núi lửa đang phun hoặc mới phun là những núi lửa hoạt động.

+ Núi lửa ngừng phun đã lâu là nững núi lửa đã tắt.

- Dung nham núi lửa bị phân huỷ tạo thành lớp đất đá phì nhiêu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ở những nơi này dân cư tập trung đông.

- Cấu tạo núi lửa: măcma, ống phun, miệng khói bụi, dung nham, miệng phụ

*) Động đất.

- Là hiện tượng rung chuyển lớp đất đá gần mặt đất.

- Để hạn chế thiệt hại do động đất:

+ Xây nhà chịu chấn động lớn

+ Nghiên cứu dự báo để sơ tán dân.

Kết luận: Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra

Nếu bn thấy đúng thì cho mình xin câu trả lời hay nhất nha :33

CHÚC BẠN HỌC TỐT !