Câu 1. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? Câu 2. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ 1 đén thế kỉ 6? Câu 3. Trình bày nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mùa xuân năm 40?

2 câu trả lời

Câu 1:

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

Câu 2:

THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC

Vua

Quý tộc

Nông dân công xã

Nô tì

THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ

Quan lại đô hộ

Hào trưởng Việt và Địa chủ Hán

Nông dân công xã

Nông dân lệ thuộc

Nô tì

* Xã hội: có sự phân hóa.

+ Tầng lớp thống trị.

+ Nông dân: gồm nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.

+ Nô tì

* Văn hóa:

- Tiếp tục đồng hóa dân tộc ta

- Người Việt vẫn giữ phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên

Câu 3:

*Ý nghĩa :
- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

*Nguyên nhân thắng lợi:

 Sự ủng hộ hết mình của nhân dân

 Sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng

 Sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân

Câu 1 :

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

+ kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

Câu 2 :
a, Về xã hội : 
    - Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI , người Hán thu gom quyền lực vào tay mình , trực tiếp đưa quan người Hán điều hành đến cấp huyện , từ cấp huyện trở xuống do quan người Việt cai quản.

b, Về văn hóa :

- Chúng mở một số trường dạy học ở các quận .

- Đưa Nho Giáo , Phật Giáo , Đạo Giáo và các luật lệ , phong tục của người Hán vào nước ta.

⇒Bọn phong kiến phương Bắc muốn đồng hóa nhân dân ta ,bắt dân ta học chữ Hán , nói tiếng Hán , sống theo phong tục người Hán . Tuy vậy nhân dân ta vẫn nói tiếng Việt và sống theo phong tục Việt .

Câu 3 :

*Nguyên nhân thắng lợi :
-Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân.
-Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà -
* Ý nghĩa:
- Độc lập dân tộc được khôi phục.
-Thể hiện tinh thần yêu nước , ý chí quật cường của dân tộc , của phụ nữ Việt Nam .

Chúc bạn học tốt !

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: - Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: - Nhà người cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè? - Tâu bệ hạ - Ông đáp – Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. […] (Trích Yết Kiêu, theo Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam, tập một, Nguyễn Đổng Chi, NXB Giáo dục, 2000, tr.541) Câu 1. Chỉ ra những chi tiết kì ảo có trong ngữ liệu trên. Theo em, các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Yết Kiêu đã lập nên chiến công gì? Chiến công đó có ý nghĩa như thế nào với nhân dân, đất nước? Câu 3. Xác định từ láy trong câu văn sau và cho biết từ láy đó gợi ra hoàn cảnh của nhân dân như thế nào? “Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải”. Câu 4. “Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới” a. Xác định các cụm động từ trong câu trên. b. Cho biết các dấu phẩy trong câu trên có công dụng gì? Câu 5. Qua ngữ liệu trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Yết Kiêu.

4 lượt xem
1 đáp án
8 giờ trước