Câu 1 quá trình tiến từ vựng người thành người trải qua mấy giai đoạn Là những giai đoạn nào người tinh khôn khác người tối cổ ở những đặc điểm nào Câu 3 Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên trái đất nước ta Câu 4 khi phát triển ra công cụ kim loại đã dẫn đến những thay đổi như thế nào trong đời sống của người nguyên thủy Câu 5 Những thành tựu văn hóa của Ai Cập Lưỡng Hà cổ đại Câu 6 Trình bày vị trí của Đông Nam Á Kể tên các nước Câu 7 so sánh điều kiện tự nhiên địa điểm ra đời đặc trưng kinh tế của Trung Quốc Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại so với Hi Lạp và La Mã Ai làm nhanh mình vote 5 sao mãi yêu các bae 😘😘
2 câu trả lời
Câu 1: Trải qua 3 giai đoạn:
- Vượn người
- Người tối cổ
- Người tinh khôn
Người tinh khôn khác người tối cổ là: Hộp sọ to hơn, trán lõm vào trong, các ngón tay đã tách nhau và đứng thẳng hơn, thông minh hơn, biết làm đồ trang sức và trôn theo người chết cùng của cải và công cụ lao động.
Câu 3+4+5+6+7: Dở vở ra chép nha bn, trong vở có hết
Câu 1 : Quá trình tiến hóa của loài người trải qua 04 giai đoạn chính: vượn người hóa thạch, người vượn hóa thạch (người tối cổ), người cổ và người hiện đại.
Câu 3 : Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam Đời sống vật chất: • Người nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tạo công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới. • Họ biết trồng trọt và chăn nuôi gia sức, quần tụ thành thị tộc, bộ lạc. Đời sống tinh thần: • Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ điệp. • Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống.
Câu 4 ;
Công cụ bằng kim loại xuất hiện:
- Con người đã có thể khai phá những vùng đất mới mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu, cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài,…
- Lần đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử loài người, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.
- Đời sống văn hóa, tinh thần của theo đó mà được cải thiện: con người biết dùng đồ trang sức hoa tai, vòng tay,.. bằng kim loại.
Câu 5:
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập:
+ Tín ngưỡng:
- Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần sông Nin, thần Mặt trời…).
- Tin vào sự bất tử của linh hồn (cho rằng sau khi chết, linh hồn có thể trở lại thể xác để hồi sinh => có tục ướp xác).
+ Lịch pháp: sáng tạo ra nông lịch.
+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut.
+ Toán học: Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.
+ Kiến trúc: Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp…
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu củangười Lưỡng Hà:
+ Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…).
+ Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch.
+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.
+ Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
+ Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon…
Câu 6 :
- Nằm ở phía Đông Nam châu Á.
- Tiếp giáp các đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trên đất liền giáp với khu vực Đông Á, Nam Á.
- Gồm 11 quốc gia chia làm 2 bộ phận: lục địa (bán đảo Trung Ấn) và hải đảo (quần đảo Mã Lai), nhiều biển xen kẽ
- Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ôxtrâylia, giữa 2 đại dương lớn
- Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh lớn trên thế giới, ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự trên thế giới.
* Các kiểu cảnh quan của Đông Nam Á:
- Đông Nam Á lục địa: cảnh quan rừng nhiệt đới, rừng thưa khô rụng lá.
- Đông Nam Á hải đảo: cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh.
Câu 7 :
• Đặc điểm chung:
– Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại).
– Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.
– Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải – loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu sắc được định hình rõ nét hơn.
– Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.
– Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thương mại từ rất sớm.
– Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)…
1.1. Điều kiện hình thành Hy Lạp:
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có vị trí địa lý rất quan trọng trong việc giao thương giữa phương Đông và phương Tây. Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại bao gồm ba phần: phần Hy Lạp lục địa, Hy Lạp quần đảo và Hy Lạp Tiểu Á.
– Hy Lạp lục địa tương ứng với lãnh thổ Hy Lạp ngày nay, là vùng đất ở nam bán đảo Bancăng, giống như một cái đinh ba từ đất liền chĩa ra Địa Trung Hải. Đây là vùng đất giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Hy Lạp. Toàn bộ vùng lục địa Hy Lạp được chia làm ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
+ Miền Bắc và miền Trung chia cắt nhau bởi đèo Técmôphin (Thermopil), nhưng cả hai đều có địa hình không bằng phẳng với nhiều rừng, núi, thung lũng, đèo chạy ngang dọc, tạo nên
những biên giới thiên nhiên tạo thành nhiều khu vực nhỏ hẹp và hầu như tách biệt nhau. (Đây được xem như một trong những tiền đề tạo nên những quốc gia thành bang của lịch sử Hy Lạp cổ đại). Tuy nhiên, ở đây cũng có một số dải đồng bằng như đồng bằng Tétxali (Therssalie) ở miền Bắc, đồng bằng Attich (Attique), đồng bằng Bêôxi (Beotie) và đặc biệt là thành thị Athens (Athens) nổi tiếng ở miền Trung.
+ Miền Nam là bán đảo Pêlôpône (Peloponnesus) được ví như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải. Ở đây có nhiều đồng bằng trù phú như đồng bằng Pêlôpône, Lacôni, Métxêni, Ácgôlít. Đây cũng là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hy Lạp – thành bang Spart.
– Hy Lạp Tiểu Á là những vùng đất thuộc ven bờ Tiểu Á, nằm ở phía tây của đế quốc Ba Tư. Đất đai ở đây tương đối trù phú và bằng phẳng. Đây là vùng đồng bằng bình nguyên – nơi có thành thị Milê, quê hương của các nhà triết học theo trường phái Milê – do đó thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp. Vùng đất này mặc nhiên làm thành chiếc cầu nối giữa Hy Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông.