Câu 1: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Cho ví dụ? Câu 2: Trình bày quá trình hình thành phản xạ có điều kiện? Hãy trình bày bản chất của phản xạ có điều kiện? Câu 3: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Lấy ví dụ? Câu 4: Nêu tính chất và vai trò của hoócmôn? Câu 5: Trình bày vị trí và chức năng của tuyến yên? Câu 6: Trình bày vị trí và chức năng của tuyến giáp?

2 câu trả lời

Câu 1:

- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện. Ví dụ: Khi bạn sờ vào vật nóng thường có phản xạ rụt tay lại ; Khi thấy nóng thì chảy mồ hôi; Cảm thấy chua thì tiết nước bọt;...

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. Ví dụ: Đến mùa đông, bạn thường mặc nhiều áo để không bị lạnh; Thấy mưa thì mặc áo mưa; Bật máy quạt khi trời nóng;...

Câu 2:

- Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện:

+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện xảy ra trước 1 thời gian ngắn

+ Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần

- Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau

Câu 3: 

Tuyến nội tiết: 

- Cấu tạo: Không có ống dẫn

- Đường đi của chất tiết: Chất tiết ngắm thẳng vào máu tới cơ quan đích

- Ví dụ: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận,...

Tuyến ngoại tiết:

- Cấu tạo: Có ống dẫn

- Đường đi của chất tiết: Chất tiết theo ống dẫn tới cơ quan tác động

- Ví dụ: Tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn,...

Câu 4:

- Tính chất của Hoócmôn:
+ Hoócmôn là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết
+ Hoócmôn có tính đặc hiệu
+ Hoócmôn không mang tính đặc trưng cho loài
+ Hoócmôn có hoạt tính sinh học rất cao
- Vai trò của hoócmôn:
+ Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể
+ Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường

Câu 5:

- Vị trí: Nằm ở nền sọ, liên quan đến vùng dưới đồi (thuộc não trung gian)
- Hoạt động của tuyến yên chịu sự tác động của hệ thần kinh
- Vai trò:
+ Tiết hoócmôn kích thước hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác -> Tuyến nội tiết có vai trò quan trọng nhất
+ Tiết hoócmôn ảnh hưởng đến một số quá trình sinh lý trong cơ thể

Câu 6: 

- Vị trí: Nằm trước sụn giáp của thanh quản, nặng 20 - 25g (tuyến có khối lượng lớn nhất)

- Vai trò:

+ Tiết hoócmôn Tirôxin (thành phần có Iốt) có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào

+ Tiết hoócmôn Canxitônin cùng với hoócmôn tuyến cận giáp điều hòa trao đổi canxi và photpho trong máu

Đáp án:

Câu 1:

- Phản xạ không điều kiện:

+ Mang tính chất bẩm sinh và loài

+ Di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

+ Bền vững, ổn định và gần như tồn tại suốt đời

+ Mỗi kích thích thích hợp gây ra một phản ứng tương ứng

+ Có trung khu thần kinh là các bộ phận nằm dưới bán cầu não (tủy sống, trụ não)

- Ví dụ:

+ Khi chạm vào vật nóng sẽ tự rụt tay lại

- Phản xạ có điều kiện:

+ Phải trải qua quá trình luyện tập và mang tính chất cá thể

+ Không di truyền

+ Tạm thời, có thể bị biến đổi hay mất đi nếu không được củng cố

+ Một kích thích có thể gây ra nhiều phản xạ khác nhau. Ngược lại nhiều kích thích khác nhau có thể gây ra phản xạ giống nhau

+ Có trung khu thần kinh nằm ở lớp vỏ (lớp chất xám) của bán cầu não

- Ví dụ:

+ Bạn đã quen dậy vào lúc 5 giờ 30 phút khi mà báo thức vang lên nếu điều này diễn ra trong thời gian dài bạn sẽ luôn thức dậy vào 5 giờ 30 phút mà không cần báo thức

Câu 2:

- Muốn thành lập phản xạ có điều kiện phải có sự kết hợp của hai tác nhân kích thích không điều kiện và có điều kiện và tác nhân có điều kiện bao giờ cũng đi trước và trình tự này được lặp đi lặp lại nhiều lần

- Ý nghĩa: Là cơ sở để hình thành những thói quen tốt, thói quen sống khoa học; những nếp sống văn hóa, văn minh

Câu 3:

- Tuyến nội tiết:

+ Kích thước thường nhỏ hơn tuyến ngoại tiết

+ Không có ống dẫn chất tiết

+ Sản phẩm của tuyến nội tiết là các hoocmôn, sau khi tiết ra ngấm thẳng vào máu

- Ví dụ:

+ Tuyến yên

- Tuyến ngoại tiết:

+ Kích thước thường lớn hơn tuyến nội tiết 

+ Có ống dẫn chất tiết

+ Sản phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài hoặc vào các ống tiêu hóa

- Ví dụ:

+ Tuyến mồ hôi

Câu 4:

- Tính chất của hoocmôn

+ Tính đặc hiệu của hoomôn: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích)

+ Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao: Chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt

+ Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài: Có thể dùng hoocmôn của loài này cấp cho loài khác

- Vai trò của hoocmôn:

+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể bằng cơ chế thể dịch

+ Điều hòa quá trình sinh lí diễn ra bình thường bằng cơ chế thể dịch

Câu 5:

- Vị trí của Tuyến yên:

+ Là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan với vùng dưới đồi (thuộc não trung gian

- Vai trò của Tuyến yên:

+ Tiết hoocmôn để điều khiển các tuyến nội tiết khác

Câu 6:

* Vị trí của Tuyến giáp:

- Nằm trước sụn giáp của thanh quản

* Vai trò của Tuyến giáp:

- Tiết ra 2 loại hoocmôn, đó là Hoocmôn Tirôxin (TH) và Hoocmôn Canxitônin, hai hoocmôn này có vai trò:

+ Hoocmôn Tirôxnin (TH): Có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào

+ Hoocmôn Canxitônin: Có vai trò trong điều hòa trao đổi canxi và phốt pho trong máu (cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp)

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm