Câu 1: Ngoài mục đích hỏi-nêu điều chưa biết để trả lời- câu nghi vấn còn được dùng với mục đích nào khác? Cho ví dụ. Câu 2: Khi không dùng để hỏi thì người viết có thể dùng những dấu câu nào cho câu nghi vấn? Những từ dùng để hỏi có được dùng khi sử dụng câu nghi vấn với mục đích gián tiếp không? VD Câu 3:Các câu nghi vấn sau có chức năng gì? a) Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? (Ngô TấtTố) b) Anh bảo như thế có khổ không? (Cao Xuân Hạo) c) Bài này khó thế ai mà làm được? d) Nếu không bán con thì lấy tiền đâu mà nộp sưu? (Ngô Tất Tố) e) Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão: - Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) g) Bạn có thể cho mình hỏi thăm đường đến siêu thị được không? h) Cụ tưởng tôi sướng hơn chăng? i) Tôi cười dài trong tiếng nấc hỏi cô tôi: - Sao cô biết mợ con có con? (Nguyên Hồng)

1 câu trả lời

Câu `1`

Ngoài mục đích để hỏi, câu nghi vấn có thể được dùng để:

`-` Diễn đạt hành động khẳng định.

`-` Diễn đạt hành động cầu khiến.

`-` Diễn đạt hành động phủ định.

`-` Diễn đạt hành động đe dọa.

`-` Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 

Câu `2`

`-` Người dùng có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

`-` Những từ dùng để hỏi có thể dùng khi sử dụng câu nghi vấn với mục đích gián tiếp.

Câu `3`

`a.` Dùng để hỏi.

`b.` Dùng để hỏi.

`c.` Dùng để bộc lộ cảm xúc.

`d.` Dùng để hỏi.

`e.` Dùng để đe dọa.

`g.` Dùng để hỏi.

`h.` Câu phủ định.

`i.` Dùng để hỏi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm