câu 1: Nêu đặc điểm thời tiết và khí hậu nước ta trong từng mùa gió câu 2: Vì sao sinh vật nước ta đa dạng như vậy? Cần làm gì để bảo vệ tài nguyên rừng và động vật

2 câu trả lời

Câu 1:

Nước ta có hai mùa khí hậu là mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.

- Đặc trưng:

+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 làm cho miền bắc nước ta có mùa đông kéo dài 3 tháng, nửa đầu lạnh khô, nửa sau lạnh ẩm, miền nam khô nóng.

+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10, khiến mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều diễn ra trên cả nước.

Câu 2:

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa.
- Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng về địa hěnh, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền.
- Đặc điểm đó cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thŕnh phần loài, phong phú về số lượng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội,
- Mức độ đa dạng sinh học ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian.

Để bảo vệ tài nguyên rừng và động vật cần:

  • Tiếp tục bảo vệ và trồng thêm các khu vực rừng già, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ…
  • Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ các loài quý hiếm
  • Trồng cây xanh quanh các khu đô thị.
  • Bảo vệ môi trường, phân loại rác, hạn chế các loại rác thải khó phân huỷ ra ngoài môi trường.
  • Ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ sinh học để bảo vệ nguồn gen quý hiếm.
  • Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật của con người.
  • Cần có các chính sách quản lí chặt chẽ, trừng phạt nghiêm khắc các đối tượng có hành vi xấu, gây hại tới nguồn tài nguyên sinh vật…

câu 1 : Nước ta có hai mùa khí hậumùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc  khô nóng kéo dài ở miền Nam. Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn  dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

câu 2 : Từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên Trái đất, rất nhiều loài sinh vật đã xuất hiện và biến mất do những thay đổi về các điều kiện vật lý cũng như sinh học của tự nhiên. Nhiều người cho rằng việc các loài biến mất là một phần tất yếu của quy luật tự nhiên. Thế nhưng nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng tốc độ tuyệt chủng của các loài trong thời gian gần đây nhanh hơn gấp nhiều lần so với trước kia.
Hiện có khoảng 10 tới 15 triệu loài sinh vật sinh sống trên hành tinh của chúng ta. Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất của tạo nên bởi vô số các hệ sinh thái – bao gồm các loài động thực vật và môi trường sống tự nhiên của chúng. Không ai có thể biết một cách đầy đủ các loài có tác động như thế nào tới nhau trong cùng một hệ sinh thái nhưng sự biến mất của một loài sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Đặc biệt đối với các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường.
Hiện tại, có khoảng 1.556 loài được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Các khu rừng nhiệt đới – nơi trú ẩn của một nửa số sinh vật hiện tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp hàng trăm nghìn ha mỗi năm. Vô số loài đã biến mất khi môi trường sống của chúng bị phá hủy. Nói cách khác, tốc độ tuyệt chủng của các loài hiện nay không hoàn toàn là do tự nhiên nữa. Việc bảo tồn sự đa dạng của các loài động thực vật trong tự nhiên đang là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.