Câu 1: Mô tả hiện tượng và hệ quả của sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? Việt Nam nằm ở múi giờ số mấy? Câu 2: Mô tả hiện tượng và hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? Câu 3 Cấu tạo của Trái Đất Câu 4: Sự khác nhau giữa nội sinh và ngoại sinh. Câu 5: Nguyên nhân hình thành động đất và núi lửa? Các phòng chống? Câu 6: So sánh sự khác nhau giữa các dạng địa hình? Câu 7: Nêu đặc điểm các các khối khí?
2 câu trả lời
Câu 1
Mô tả hiện tượng và hệ quả của sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
-sự luân phiên ngày đêm do trái đất hình khối cầu và luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa, sinh ra ngày đêm.
do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều được mặt trời chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối -> sự luân phiên ngày đêm.
-giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế do trái đất hình khối
cầu, tự quay quanh trục nên các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau ( giờ địa phương )
-giờ quốc tế: người ta chia Trái đất làm 24 múi giờ mỗi mũi giờ rộng 15* kinh tuyến. Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế.
- sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
lực làm lệch hướng là lực Côriôlic.
- Biểu hiện: Bắc bán cầu lệch về phía phải.
Nam bán cầu lệch về phía trái.
- Nguyên nhân: do vận động tự quay của trái đất từ tây -> đông với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlic tác động đến sự chuyển động các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.
Việt Nam nằm ở múi giờ số mấy?
Việt Nam nằm ở múi giờ số 7
Câu 2:
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn .
- Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày 6 giờ.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
Câu 3:
Gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).
- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.
- Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
Câu 4:
Mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh có quá trình hình thành khác nhau:
- Mỏ nội sinh là mỏ khoáng sản được hình thành trong quá trình phun trào mác ma (núi lửa), hoặc do mác ma được đẩy lên gần bề mặt đất. Vì thế, chúng thường ở những nơi có đá mác ma lộ ra ngoài mặt đất hoặc ở gần mặt đất.
- Mỏ ngoại sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do sự lắng đọng vật chất ở những chỗ trũng hoặc do phong hoá đá xảy ra trong thời gian dài ở trên bề mặt đất. Vì vậy, chúng có quan hệ nhiều với loại đá trầm tích và thường có trong các lớp đá trầm tích.
Câu 5:
Chúng gây ra bởi các nguyên nhân: Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy và/hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm. Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.
Câu 6:
Bình nguyên:là dạng địa hình thấp ,độ cao tuyệt đốidưới 200m,nhưng đôi khi cũng đạt tới 500m.Thường không có đồi dốc,tập trung nhiều dân cư, thích hợp trồng cây lương thực ,thực phẩm. Có hai loại bình nguyên là: bình nguyên bào mòn và bình nguyên bồi tụ(do phù sa các con sông bồi đắp) .Kinh tế ở bình nguyên phát triển hơn.
Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500m.địa hình dốc,dân cư thưa thớt chủ yếu là dân tộc ít người.là khu vực thích hợp trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.Kinh tế chậm phát triển hơn so với BN.
Câu 7:
- Khối khí nóng : Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. - Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.