Câu 1: Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa của Ai Lập, Lưỡng Hà, Hi Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc theo gợi ý: Tên; Thành tựu Câu 2: Trình bày hiểu biết của con về chế độ phân biệt đẳng cấp Vác- na ở Ấn Độ
2 câu trả lời
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng thế kỉ IV-III TCN, tồn tạ nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy trước đó, với trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ như đá, đồng… Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông thì đều thấy có chung một điểm đó là các quốc gia này đều hình thành bên các lưu vực sông lớn, ví dụ như:
– Ai Cập hình thành bên lưu vực sông Nin;
– Ấn Độ hình thành bên lưu vực sông Hằng, sông Ấn;
– Trung Quốc hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà, sông Trường Giang
Chính vì sự thuận lợi này mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.
TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII.
I. Điều kiện tự nhiên.
- Cư dân sinh sống chủ yếu các dòng sông lớn.
- Các dòng sông lớn: sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.
- Vai trò: Cung cấp nước, tạo nên đồng bằng màu mỡ rộng lớn -> phát triển nông
nghiệp -> sớm hình thành những nhà nước cổ đại.
II. Quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy
Hoàng.
- Thời cổ đại Trung Quốc kéo dài khoảng 2.000 năm. Có nhiều tiểu quốc tồn tại
và thường xảy ra chiến tranh.
- Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc.
- Biện pháp thống nhất:
+ Thống nhất lãnh thổ.
+ Thống nhất hệ thống đo lường.
+ Thống nhất tiền tệ.
+ Thống nhất chữ viết.
- Xã hội phân hóa:
+ Giai cấp địa chủ và tá điền xuất hiện.
+ Quan hệ bóc lột bằng địa tô.
- Năm 206 TCN, nhà Tần kết thúc.
III. Từ nhà Hán, Nam – Bắc triều đến nhà Tùy.
- Từ sau thời nhà Tần, xã hội Trung Quốc thời kì này gắn liền với những triều đại:
Hán, Tam quốc, Tấn, Nam - Bắc triều, Tùy.
+ Triều đại kéo dài lâu nhất: nhà Hán.
+ Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Tùy.
IV. Thành tựu văn minh tiêu biểu của Trung Quốc trước thế kỉ VII.
- Tư tưởng: Nho giáo.
- Chữ viết: Chữ tượng hình (giáp cốt, kim văn).
- Văn học : tác phẩm Kinh Thi.
- Sử học: Sử ký của Tư Mã Thiên.
- Y học: có bấm huyệt, châm cứu.
- Các phát minh về kĩ thuật: Đo động đất, dệt tơ lụa.
- Kiến trúc: Vạn Lý Trường Thành, cung điện…
LA MÃ CỔ ĐẠI
- Điều kiện tự nhiên.
- Đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông Pô, sông Ti -bơ -> thuận lợi trồng trọt.
- Miền Nam và đảo Xi-xin có nhiều đồng cỏ -> thuận lợi chăn nuôi.
- Có nhiều khoáng sản ->thủ công nghiệp phát triển .
- Bán đảo I-ta-li-a có bờ biển dài , lại nằm ở trung tâm Địa Trung Hải nên thuận lợi cho giao thương, hàng hải và chinh phục các lãnh thổ mới.
- Tổchức nhà nước La Mã.
- Ban đầu là nhà nước cộng hòa không có vua, quyền lực trong tay Viện Nguyên lão.
- Năm 27 TCN, chuyển sang hình thức nhà nước đế chế do Hoàng đế thâu tóm quyền lực.
Vai trò của Viện Nguyên lão trong thời kì đế chế khác với thời kì cộng hoà như thế nào:
+ Viện nguyên lão trong thời kì đế chế: Quyền lực nằm trong tay 300 thành viên của Viện nguyên lão, thuộc các gia đình giàu có nhất của giới chủ nô La Mã.
+ Viện nguyên lão trong thời kì cộng hòa: Viện nguyên lão chỉ còn là hình thức, không còn quyền hành trong thời kì đế chế.
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
I. Điều kiện tự nhiên.
- Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, có ba một giáp biển, phía Bắc có dãy núi Hi- ma –
lay –a.
- Dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và
Nam Ấn.
- Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng, tại đây cư dân tập trung đông
đúc.
- Kinh tế: chủ yếu nông nghiệp.
II. Xã hội Ấn Độ cổ đại.
- Cư dân bản địa là người Đra-vi-da.
- Khoảng năm 2500 TCN thành thị ra đời.
- Khoảng năm 1500 TCN người A-ri-a thống trị và thiết lập đẳng cấp
III. Những thành tự văn hóa tiêu biểu.
1. Tôn giáo:
- Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo
+ Tôn giáo cổ xưa nhất: Đạo Bà-la-môn -> đạo Hin-đu
+ Phật giáo
2. Chữ viết và văn học
- Chữ viết: chữ Phạn
- Văn học:
+ Sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta
+ Truyện ngụ ngôn về các loài vật
3. Khoa học tự nhiên:
- Toán học: Phát minh ra các số từ 0 đến 9.
- Y học: sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, thảo mộc trong chữa bệnh
4. Kiến trúc và điêu khắc:
- Chủ yếu là kiến trúc tôn giáo.
- Tiêu biểu: chùa hang A-gian-ta, đại bảo tháp San – chi...
HY LẠP CỔ ĐẠI
I. Điều kiện tự nhiên.
- Nằm ở phía Nam bán đảo Ban – căng, địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô
cằn ->thuận lợi cho trồng nho và ô liu .
-Có nhiều khoáng sản-> phát triển các nghề luyện kim, gốm , chế tác đá ...
- Khí hậu ấm áp ,nhiều nắng ->thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt
của người dân
- Có đường bở biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo nhỏ ->thuận tiện cho giao thương ,
buôn bán .
II. Tổ chức nhà nước thành bang.
- Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang độc lập
- Cơ cấu tổ chức của nhà nước A-ten: gồm 4 cơ quan chính:
+ Đại hội nhân dân.
+ Hội đồng 10 tướng lĩnh.
+ Hội đồng 500.
+ Toà án 6000 người.
- Công dân có quyền tham gia chính quyền và bầu những nhà lãnh đạo đất nước