Câu 1 : Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc điểm kinh tế nổi bật trong lãnh địa là gì? Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa như thế nào? Câu 2 :Vì sao nói khoa học đến thời kỳ Hy Lạp và Rôma mới thật sự trở thành khoa học?
2 câu trả lời
câu 1:
Lãnh địap hong kiến : là một khu đất rộng, trong đó có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, thôn xóm của nông dân..mà lãnh chúa phong kiến được nhà vua hoặc một lãnh chúa phong kiến khác phân phong cho mình
– Đặc điểm kinh tế của lãnh địa : Là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc
– Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa:
+ Đời sống của lãnh chúa: Sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng. Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.
+ Cuộc sống của nông nô: Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác (thuế thân, cưới xin…).
câu 2:
Khoa học đến thời kì Hi Lạp và Rô Ma mới thực sự trở thành khoa học vì : Có độ chính xác của Khoa học, đạt đến trình độ khái quát thành các định lý, lý thuyết ( như định lý Pitago ) và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó; như nhà Toán học Pitago, nhà Vật Lý học Acsimet
Câu 1 : Lãnh địa phong kiến là gì?
đáp án:vùng đất rộng lớn của các lãnh chúa phong kiến.
Đặc điểm kinh tế nổi bật trong lãnh địa là gì?
đáp án:đặc điểm kin tế nổi bật trong lãnh đạo phong kiến là dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc. Bằng chứng là mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép, … đều do các nông nô sản xuất.
Câu 2 :Vì sao nói khoa học đến thời kỳ Hy Lạp và Rôma mới thật sự trở thành khoa học?
đáp án:
Đời sống của các lãnh chúa: Sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng. Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.
đời sống của các nông nô: Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
Câu 2 :Vì sao nói khoa học đến thời kỳ Hy Lạp và Rôma mới thật sự trở thành khoa học?
đáp án: Khoa học đến Hi Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác cao của nhà khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết và nó thực hiện bởi các nhà khoa học đã có tên tuổi lâu, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
cho xin hay nhất ạ