Câu 1. Khí quyển là A. khoảng không gian bao quanh Trái Đất. B. quyển chứa toàn bộ chất khí. C. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ. D. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km. Câu 2. Thành phần chính trong không khí là khí A. Nitơ. B. Ô xi. C. Cacbonic. D. Hơi nước. Câu 3. Trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm A. 0,4 độ C. B. 0,6 độ C. C. 0,8 độ C. D. 1 độ C. Câu 4. Khối khí xích đạo có tính chất là A. lạnh. B. rất lạnh. C. nóng ẩm. D. rất nóng. Câu 5. Mặt ngăn cách khối khí ôn đới và chí tuyến được gọi là A. Frông ôn đới. B. Frông địa cực. C. Frông nội chí tuyến. D. hội tụ nhiệt đới. Câu 6. Tính chất rất nóng (kí hiệu: T) là khối khí A. cực B. ôn đới. C. chí tuyến. D. xích đạo. Câu 7. Frông khí quyển là bề mặt ngăn cách A. giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau. B. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học. C. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý. D. giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí hình thành. Câu 8. Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo. B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo. C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo. Câu 9. Khu vực nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Cực. Câu 10. Khu vực nào có biên độ nhiệt năm cao nhất trên Trái Đất? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Câu 11. Cùng một ngọn núi, hướng sườn nào nhận lượng bức xạ Mặt Trời cao? A. Hướng cùng chiều tia bức xạ. B. Hướng ngược chiều tia bức xạ. C. Hướng cùng chiều tia bức xạ tại khu vực chân núi. D. Hướng ngược chiều tia bức xạ tại khu vực chân núi. Câu 12. Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu có được là do A. khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời. B. nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng. C. năng lượng từ các phản ứng hóa học trong lòng đất. D. hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Câu 13. Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa là do ảnh hưởng A. vĩ độ địa lí. B. lục địa. C. dòng biển. D. địa hình. Câu 14. Nhiệt lượng Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do A. góc chiếu của tia bức xạ. B. mặt đất nhận nhiệt nhanh. C. mặt đất tỏa nhiệt nhanh. D. mặt đất bức xạ càng mạnh khi lên cao. Câu 15. Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo là do A. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 200 lớn hơn. B. không khí ở vĩ độ 200 trong, ít khí bụi hơn. C. bề mặt trái đất ở vĩ độ 200 trơ trụi và ít đại dương. D. tầng khí quyển ở vĩ độ 200 mỏng hơn. Câu 16. Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng A. Tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến. B. Tăng dần từ xích đạo lên cực. C. Giảm dần từ chí tuyến lên cực. D. Giảm dần từ xích đạo lên cực. Câu 17. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì A. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa. B. Bề mặt lục địa trồi lên nhận nhiều nhiệt hơn đại dương. C. Đất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn nước. D. Nhiệt độ trung bình của lục địa lớn hơn đại dương. Câu 18. Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương ? A.Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất. C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ. D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ. Câu 19. Vào mùa hạ nước ta, dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí A. ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương. B. chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa. C. chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương. D. xích đạo hải dương của cả hai bán cầu. Câu 20. Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho xích đạo có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn chí tuyến? A. Xích đạo là vùng có nhiều rừng. B. Xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn nhất. C. Xích đạo có diện tích lục địa nhỏ, đại dương lớn. D. Xích đạo là vùng có ít địa hình núi cao.

2 câu trả lời

Hướng dẫn giải:

1. C. Lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời

2. A. Nito hay là Nitrogen chiếm khoảng 78% trong không khí

3. D. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.

4. C. Nóng ẩm

5. A. Frong ôn đới

6. C. Chí tuyến

7. C. Giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.

8. C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.

9. B. Chí tuyến vì có khối khí rất nóng

10. D. Hàn đới có biên độ nhiệt năm lớn nhất. Vì nhiệt độ giảm dần khi đi từ xích đạo về 2 cực Bắc và Nam. 

11. B. Hướng ngược chiều tia bức xạ.

12.B.Nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng.

13.C. dòng biển.

14.A. góc chiếu của tia bức xạ.

15.C. bề mặt trái đất ở vĩ độ 200 trơ trụi và ít đại dương.

16. B. Tăng dần từ xích đạo lên cực.

17. C. Đất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn nước.

18. C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ.

19. D. xích đạo hải dương của cả hai bán cầu.

20.D. Xích đạo là vùng có ít địa hình núi cao.

Chúc bạn học tốt nhé 

Câu 1. Khí quyển là

C. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ.

Câu 2. Thành phần chính trong không khí là khí

A. Nitơ.

Câu 3. Trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm

B. 0,6 độ C.

Câu 4. Khối khí xích đạo có tính chất là

C.Nóng ẩm

Câu 5. Mặt ngăn cách khối khí ôn đới và chí tuyến được gọi là

A. Frông ôn đới.

Câu 6. Tính chất rất nóng (kí hiệu: T) là khối khí 

C. chí tuyến.

Câu 7. Frông khí quyển là bề mặt ngăn cách

A. giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.

Câu 8. Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí

A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo. B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.

Câu 9. Khu vực nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất?

 B. Chí tuyến.

Câu 10. Khu vực nào có biên độ nhiệt năm cao nhất trên Trái Đất?

A. Xích đạo.

Câu 11. Cùng một ngọn núi, hướng sườn nào nhận lượng bức xạ Mặt Trời cao?  B. Hướng ngược chiều tia bức xạ.

Câu 12. Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu có được là do C. năng lượng từ các phản ứng hóa học trong lòng đất.

. Câu 13. Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa là do ảnh hưởng

A. vĩ độ địa lí.

Câu 14. Nhiệt lượng Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do

A. góc chiếu của tia bức xạ.

. Câu 15. Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo là do

 D. tầng khí quyển ở vĩ độ 200 mỏng hơn.

Câu 16. Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng

A. Tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến. 

Câu 17. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì A. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

Câu 18. Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương ?

. D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ.

Câu 19. Vào mùa hạ nước ta, dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí

C. chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương. 

Câu 20. Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho xích đạo có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn chí tuyến?

C. Xích đạo có diện tích lục địa nhỏ, đại dương lớn.