Câu 1. Hãy trình bày vị trí địa lí, địa hình của châu Á? Vị trí địa lí và địa hình đã ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu của châu Á? Câu 2. Nêu đặc điểm khí hậu châu Á?Trình bày đặc điểm của 2 kiểu khí hậu phổ biến của châu Á? Câu 3. Nêu đặc điểm sông ngòi châu Á? Giải thích chế độ nước sông ở các khu vực của châu Á? Nêu giá trị sông ngòi châu Á? Liên hệ thực tế ở Việt Nam. Câu 4. Nêu đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay? Câu 5. Nêu vị trí địa lí và địa hình của khu vực Nam Á? Dãy Hi-ma-lay-a đã ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của khu vực? Câu 6. Trình bày và giải thích sự phân bố lượng mưa của khu vực Nam Á? ai đó giúp mình với:((

1 câu trả lời

Câu 1. Hãy trình bày vị trí địa lí, địa hình của châu Á? Vị trí địa lí và địa hình đã ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu của châu Á?

Bài làm:

- Vị trí địa lí: Châu Á tiếp giáp với hai châu lục lớn là châu Âu và châu Phi, tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, An Độ Dương và Bắc Băng Dương.

- Địa hình: Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng.

- Do châu á trải dài trên nhiều vĩ độ (từ còng cực bắc có khí hậu cực đến vùng xích dạo có khí hậu nóng ẩm), nên khí hậu phân hóa rất phức tạp.

- Việc địa hình châu á chủ yếu có địa hình rất cao ở phần trung tâm (như hệ thống dãy hi-ma-lay-a, sơn nguyên tây tạng, cá dãy núi đại hưng an, an tai, côn luân, nam sơn, xai-an, ..) là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông lớn, địa hình thấp dần ra xung quanh tạo điều kiện cho sông ngòi lan rộng đề tận biển.  Châu á là nơi tập trung các con sông dài và lớn trên thế giới, nguyên nhân do châu á kéo dài từ tây sang đông, địa hình bị chia cắt nên các sông thường không thẳng mà uốn cong làm tăng thêm chiều dài.
- Đặt biệt Đông  có nhiều sông , mùa đông đóng băng, mùa xuân băng tan gây lũ. Do khí hậu phân hóa mạnh: vùng thượng lưu sông có khí hậu ôn đới, còn vùng hạ lưu lại có khí hậu cận cực (lạnh) nên vào mùa đông sông bị đóng băng, đến mùa xuân khi nhiệt độ tăng lên thì vùng thượng lưu có băng tan nhanh, băng vùng hạ lưu chưa kịp tan kết hợp với địa hình cao đã gây lũ lụt lớn.

Câu 2. Nêu đặc điểm khí hậu châu Á? Trình bày đặc điểm của 2 kiểu khí hậu phổ biến của châu Á?

Bài làm:

- Đới khí hậu cận nhiệt: Gồm kiểu khí hậu: Cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dai từ chí tuyến Bắc đến 40 độ B.

- Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40 độ.

Gồm: Kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa

Khí hậu gió mùa: một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông gió từ lục địa thổi ra biển thổi vào đất liền, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Phân bố chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.

Khí hậu lục địa: Mùa đồng khô lạnh, mùa hạ khô nóng, lượng mưa trung bình từ 200 đến 500 mm độ bốc hơi rất lớn, độ ẩm thấp -> hình thành cảnh quan hoang mạc. Phân bố ở khu vực nội địa và Tây Nam Á. 

Câu 3. Nêu đặc điểm sông ngòi châu Á? Giải thích chế độ nước sông ở các khu vực của châu Á? Nêu giá trị sông ngòi châu Á? Liên hệ thực tế ở Việt Nam.

Bài làm

* Đặc điểm sông ngòi châu Á?

 Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

 Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

Chế độ nước: 

- Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

- Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

- Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

* Chế độ nước sông ở các khu vực của châu Á?

– Bắc Á:

+ Sông hướng Nam – Bắc

+ Băng tuyết tan là nguồn cấp nước chủ yếu

+Mùa đông sông bị đóng băng. Lũ băng vào mùa xuân

=> Do sông nằm trong vùng khí hậu ôn đới lạnh

– Nam Á và Đông Nam Á:

+ Nhiều sông lớn, nước sông nhiều

+ Sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Tây – Đông

+ Chế độ nước sông theo mùa: lũ – cạn

+ Nguồn cấp nước chủ yếu từ nước mưa

=> Do nằm trong vùng khí hậu châu Á gió mùa với 2 mùa gió

– Trung Á:

+ Phần lớn là thượng nguồn các con sông lớn ở phía đông

+ Nguồn cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan trên đỉnh núi và một phần nước mưa

=> Do khu vực địa hình núi cao, khí hậu khá khô hạn, ít mưa hơn

– Trung Á và Tây Nam Á :

+ Sông ngòi ít, chủ yếu sông nhỏ và dòng chảy nước không thường xuyên

=> Do nằm trong vùng khí hậu lục địa khô hạn

* Giá trị của sông ngòi châu Á:
- Các sông lớn ở Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông và thủy điện.
- Các sông lớn ở khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

* Liên hệ thực tế ở Việt Nam.

- Những con sông lớn ở việt nam : sông hồng, sông cửu long , sông đồng nai, sông mã,.....

 - Sông ngòi mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân , đảm bảo nhu cầu an sinh ( làm du lịch, đánh bắt thủy hải sản, trồng cây ,... )

Câu 4. Nêu đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay?

Bài làm :

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

Câu 5. Nêu vị trí địa lí và địa hình của khu vực Nam Á? Dãy Hi-ma-lay-a đã ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của khu vực?

Bài làm 

* Vị trí địa lí:

- Tiếp giáp:

+ Khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.

+ Tiếp giáp vịnh Ben-gan, biển Ả-rập, Ấn Độ Dương.

* Địa hình:

- 3 miền địa hình khác nhau: 

+ Phía Bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a, cao và đồ sộ chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.

+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.

+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn- Hằng.

* Dãy Hi-ma-lay-a đã ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực Nam Á là:

Mùa hè, Himalaya đóng vai trò là trung tâm chắn gió mùa Tây nam từ vịnh Bengan thổi vào khiến cho các nước nằm ở sườn đón gió như Ấn Độ, Pakistan,... có lượng mưa tương đối lớn và xấp xỉ mức 1000mm/ năm. Vào mùa đông, dãy Himalaya đóng vai trò là dãy núi chắn các đợt rét mạnh từ phương Bắc khiến cho khí hậu Nam Á ấm áp.

Câu 6. Trình bày và giải thích sự phân bố lượng mưa của khu vực Nam Á?

Bài làm

* Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố không đồng đều, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình kết hợp với hướng gió:

- Khu vực phía Nam dãy Himalaya, đồng bằng sông Hằng có lượng mưa lớn nhất (được xem là vùng có lượng mưa lớn nhất thế giới): trên 1000mm/năm

=> Nguyên nhân: do địa hình núi cao đồ sộ (dãy Himalaya), đón gió biển từ Vịnh ben-gan thổi vào

- Khu vực ven biển phía Tây dãy Gát Tây cũng có lượng mưa khá lớn (750 - 1000mm/năm)

=> Do vị trí giáp biển, đón gió từ biển thổi vào mang lại lượng mưa lớn

- Khu vực Tây Bắc và vùng nội địa trên sơn nguyên Đề-can có lượng mưa ít

+ Sơn nguyên Đề -can có lượng mưa từ 251 – 750 mm

+ Vùng Tây Bắc lượng mưa rất thấp, dưới 250mm  

=> Nguyên nhân: do nằm ở vị trí khuất gió, lại có đường chí tuyến Bắc đi qua nên khu vực có sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến (đẩy gió) khiến lượng mưa rất thấp.

*CHÚC BẠN HỌC TỐT*

                                                       _chaoxin15124_