Câu 1: hãy nêu đặc điểm của đồi và núi? Kể tên 1 số dãy núi lớn của thế giới và Việt Nam Câu 2: Trình bày về hiện tượng động đất ( khái niệm, nguyên nhân, hậu quả) Câu 3: Trình bày về hiện tượng múi lửa ( khái niệm, nguyên nhân, hậu quả) Câu 4: So sánh điểm khác nhau, giống nhau giữa coa nguyên và đồng bằng Làm tóm tắt lại giúp mình nhé vì mình học thuộc để chiều nay thi

2 câu trả lời

C1 :

Đồi là một dạng địa hình dương được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi. Đồi thường có độ dốc nhỏ và có lượng tàn tích hữu cơ cao đẫn đến sự có mặt phổ biến của các loại cây và sinh vật. Đồi có độ cao thường không quá 200m.

Núi là một dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên một phạm vi nhất định. Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước. Phần lớn các núi có sườn dốc hai bên, đỉnh thường nhọn.

C2 :

- Động đất là hiện tượng rung chuyển của mặt đất, gây ra do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái đất.

- Hậu quả : thiêu hủy nhà cửa , thiêu hủy nhà cửa , gây ra thiệt hại về tài sản , tính mạng con người.

- Núi lửa phun là hiện tượng macma bị ấp xuất nén đẩy lên trên bề mặt Trái Đất tạo nên bụi, tro núi lửa rơi xuống hoặc ở thể lỏng gọi là núi lửa phun. 

- Hậu quả : cũng gây ra những thiệt hại về tài sản , tính mạng con người.

C4 :

  - Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng: có độ cao tuyệt đối dưới 200m; không có sườn.

+ Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500 m; sườn dốc hoặc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh; là dạng địa hình miền núi.  

#Killbu66 😉😉    

Câu 1: hãy nêu đặc điểm của đồi và núi?

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa
hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân
bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

Kể tên 1 số dãy núi lớn của thế giới và Việt Nam

- Dãy núi: Dãy Thiên Sơn, dãy Cô Luân, dãy Hi-ma-lay-a, dãy U-ran,...
Câu 2: Trình bày về hiện tượng động đất 

 khái niệm

- Là hiện tượng rung chuyển lớp đất đá gần mặt đất.

nguyên nhân

Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra

hậu quả

làm thiệt hại nặng nề về tài sản, Phá hủy nhà cửa, đường xá và làm chết người

Câu 3: Trình bày về hiện tượng múi lửa 

 khái niệm

- Núi lửa là hình thức phun trào Mắc ma dưới sâu lên mặt đất.

+ Núi lửa đang phun hoặc mới phun là những núi lửa hoạt động.

+ Núi lửa ngừng phun đã lâu là nững núi lửa đã tắt.

- Dung nham núi lửa bị phân huỷ tạo thành lớp đất đá phì nhiêu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ở những nơi này dân cư tập trung đông.

Nguyên nhân hình thành núi lửa

- Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ... Khi áp lực của những dòng chảy mắc ma lơn hơn áp lực tạo bởi lớp đá phía bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Hậu quả

Thiêu cháy làng mạc, nhà cửa. Thậm chí còn gây ra chết người

Câu 4: So sánh điểm khác nhau, giống nhau giữa cao nguyên và đồng bằng

Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng.

- Khác nhau:

Đồng bằng: có độ cao tuyệt đối dưới 200m; không có sườn.

Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500 m; sườn dốc hoặc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh; là dạng địa hình miền núi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm