Câu 1: Hà tâm sự với Hùng về những mâu thuẫn, khó khăn trong gia đình mình và muốn Hùng không nói với ai. Gần đây, Hà học hành sa sút, bị cô giáo nhắc nhở. Hùng rất muốn nói sự thật về hoàn cảnh của Hà cho cô giáo biết để cô cảm thông và giúp đỡ. Nhưng Hùng băn khoăn không biết có nên nói không. Câu hỏi: a. Theo em, Hùng có nên nói với cô giáo về hoàn cảnh của Hà không? Vì sao? b. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì? Câu 2: Long là học sinh giỏi môn Toán và các mớn khác như Văn, Hoá, Sinh, Tiếng Anh. Năm lớp 12, Long đã đoạt giải nhất mởn Toán trong kì thi học sinh giới cấp tỉnh. Từ năm lớp 10, Long đã chủ động xin ba mẹ cho đi làm thêm ở một quản cả phê. Vì xót cơn, mẹ Lơng ngắn cản, sợ cơn đi làm gặp những tình huồng không hay. Sau khi đã thuyết phục mẹ đồng ý, Long thấy mình có thời gian rảnh rỗi nên đi làm thêm đẻ trải nghiệm. Nhờ đó, Long có một khoản tiên nho nhỏ mua sách vở và những món đô mình yêu thích mà không phải xin tiên ba mẹ. Theo Long, tỉnh thân tự lập trong mỗi người rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn trẻ tự chủ, bản lĩnh trong cuộc sống, mà còn là cách để giảm bớt gánh nặng cho ba mẹ. Câu hỏi: a. Em có suy nghĩ gì qua thông tin trên? b. Vì sao anh Long có thể mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiền ba mẹ? c. Có ý kiến cho rằng, người tự lập là người không cần sự giúp đỡ từ người khác. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao? Câu 3: Khi chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm học tập, Huy nói: “Thực ra mình không thông minh như các bạn nghĩ, thậm chí là còn chậm chạp. Vì hiểu rõ mình như vậy nên sau mỗi ngày đi học về, mình thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu. Có nhiều chỗ không hiểu, mình nhờ anh trai giảng giải rồi tự hoàn thành. Có lẽ vì thế mà thành tích học tập của mình cũng tiến bộ từng ngày”. Câu hỏi: a. Em có nhận xét gì từ lời chia sẻ của Huy? b. Từ chia sẻ của Huy, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 4: Dù rất muốn cố gắng để học giỏi nhưng Nga luôn nghĩ rằng đó là điều rất khó khăn với mình bởi theo Nga, những người học giỏi là những người rất thông minh. Vì vậy, Nga có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Câu hỏi: a. Nga có suy nghĩ như vậy là đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu là bạn của Nga, em sẽ khuyên bạn điều gì? Câu 5: Lớp 6A có phong trào thi đua giải các bài toán khó. Mặc dù là các thành viên tròn lớp nhưng Hòa thường xuyên bỏ qua, không làm những bài toán khó vì ngại suy nghĩ. Câu hỏi: a. Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì? b. Nếu em là bạn của Hòa, em sẽ khuyên bạn điều gì?
2 câu trả lời
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Câu 1:
a)Hùng nên nói cô giáo về hoàn cảnh của Hà vì việc Hà gặp khó khăn, mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng đến việc học. Nên nói với cô để cô biết được mà quan tâm đến Hà hơn và tìm cách giúp đỡ Hà
b)Theo em, em sẽ nói với cô giáo về việc bạn Hà và cùng cô quan tâm đến Hà, không để Hà bị học hành sa sút đi
Câu 2:
a)Em suy nghĩ rằng bạn Long suy nghĩ biết lo xa vì có tính tự lập, không muốn dựa dẫm vào ai và luôn tự biết kiếm tiền cho riêng mình và muốn giảm bớt đi gánh nặng
b)Vì anh Long có tính tự lập, biết đi kiếm tiền nên có đủ tiền để mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiền ba mẹ
c) Em không đồng tình vì dù có tính tự lập, chúng ta cũng không nên tự ái mà không nhờ đến sự trợ giúp đến từ người khác, nên có sự giúp đỡ để con đường tự lập của mình trở nên vững chắc hơn
Câu 3:
a) Em nhận xét rằng Huy là một người ham học, luôn thích tìm tòi và tìm hiểu về mọi thứ rồi rút kinh nghiệm cho bản thân bạn.
b) Em phải luôn biết học tập thường xuyên, hỏi bài khi không hiểu và tiếp thu thêm kiến thức cho mình
Câu 4:
a) Nga suy nghĩ vậy là sai vì mình dù không học giỏi được nhưng sự cố gắng của mình cũng được coi là công sức của mình, cứ cố gắng sẽ có được sự thông minh
b) Em sẽ khuyên bạn rằng cứ cố gắng, cố được đến đâu thì cố, nên lấy mấy bạn giỏi làm mẫu chứ đừng nên so đo rồi cố quá
Câu 5:
a) Cho thấy bạn thiếu đức tính quyết tâm và kiên trì
b) Em sẽ khuyên bạn đừng vì bài khó mà bỏ qua, hãy làm những bài khó đó để mình có thể tiếp thu được kiến thức, rút kinh nghiệm cho mình
Câu 1:
a) -Em theo,Hùng có nên nói với cô giáo về hoàn cảnh gia đình Hà.Vì nếu nói với cô giáo có thể cô sẽ góp ý cho Hà và an ủi Hà.Mỗi khi Hà không hiểu bài hay vì hoàn cảnh gia đình.
b) -Nếu em là Hùng em sẽ:
+ Nói với cô giáo về hoàn cảnh gia đình Hà
+Có bài tập khó em sẽ chỉ Hà và an ủi mỗi khi Hà buồn việc gì đó.
Câu 2:
a) Sau khi đọc thông tin trên em có suy nghĩ như sau:
Em đồng tình với vệc làm của Long, việc bạn đi làm thêm tại quán cà phê có thêm trải nghiệm dày dạn hơn trong cuộc sống, có một khoản tiền nho nhỏ mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không phải xin tiền ba mẹ.
b) Anh Long có thể mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiền ba mẹ vì nhờ việc đi làm thêm mà anh Long có thêm một khoản tiền mà không cần phải xin bố mẹ.
c) Em không đồng ý với quan điểm người tự lập là người không cần sự giúp đỡ từ người khác đó, vì tự lập đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đúng đắn hơn.
Câu 3:
a)Em thấy rằng Huy là một con người kiên trì ,nỗ lực và cố gắng.
b) Em rút ra bài học: Phải chăm chỉ học hành,bài nào chữa hiểu có thể hỏi bạn bè và thầy cô giáo. Phải kiên trì lỗ lực mới có thành công.
Câu 4:
a)
-Nga suy nghĩ vậy là không đúng vì:
+ Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
+ Mặc dù không thông minh, nhưng nếu thật sự cố gắng, kiên trì nổ lực chúng ta sẽ ngày càng tiến bộ.
b)
- Nếu là bạn của Nga, em sẽ khuyên bạn:
+ Muốn học giỏi cần phải chăm chỉ, kiên trì, chịu khó tích lũy kiến thức và ham học hỏi..
Câu 5:
a) Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính chăm chỉ và kiên trì.
b) Nếu là bạn của Hoa em sẽ khuyên bạn nên cố gắng chăm chỉ tham gia, vì qua các phong trào này bạn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là trau dồi cho bạn một lượng kiến thức lớn.