Câu 1: giải thích tại sự hình thành các loại gió chính trên trái đất Câu 2: tại sao cùng xuất phát từ áp cao từ chí tuyến nhưng gió tí phong khô và ít gây mưa còn gió tây ôn đới mang lại ẩm và gây nhiều mưa Câu 3: so sánh sự hoạt động của gió tín phong và gió tây ôn đới , trên thế giới theo em hai loại gió này có hoạt động ở việt nam không ? Vì sao?
2 câu trả lời
Câu 1: giải thích tại sự hình thành các loại gió chính trên trái đất
=>- Gió là sự di chuyển của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.
- Nguyên nhân: Do lượng nhiệt các nơi trên Trái Đất nhận được không như nhau nên khí áp của các nơi có sự chênh lệch, nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp. Sự chênh lệch khí áp gây ra hiện tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
+ Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt do ánh sáng của mặt trời luôn có góc chiếu lớn ⟶ hình thành áp thấp xích đạo. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 - 35" của cả hai bán cầu tạo thành các khu khí áp cao.
⟹ Gió thổi từ khu áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo sinh ra gió Tín Phong. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên có tên là gió Tín phong.
+ Đồng thời không khí của khu vực có khí áp cao chí tuyến cũng chuyển động về các vĩ tuyến 60° của hai bán cầu, nơi có khí áp thấp (khí hậu lạnh hinh thánh áp thấp nhiệt lực ôn đới)
⟹ Tạo nên gió Tây ôn đới.
+ Khối không khí từ các khu áp cao ở khoảng vĩ độ 90° Bắc và Nam di chuyển về phía áp thấp ôn đới (khoảng vĩ độ 60° Bắc và Nam).
⟹ Hình thành gió Đông cực.
Như vậy, trên Trái Đất hình thành 3 loại gió chính: gió Tín phong, Tây ôn đới và gió Đông cực.
- Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối khí di chuyển về Xích đạo bị lệch sang phía tây (chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit).
Câu 2: tại sao cùng xuất phát từ áp cao từ chí tuyến nhưng gió tí phong khô và ít gây mưa còn gió tây ôn đới mang lại ẩm và gây nhiều mưa
=>Sự phân bố khí áp
Cùng xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít gây mưa còn gió Tây ôn đới ẩm và gây mưa nhiều, vì: Chủ yếu là do sự tăng hay giảm nhiệt độ của các khu vực gió thổi đến.
Câu 3: so sánh sự hoạt động của gió tín phong và gió tây ôn đới , trên thế giới theo em hai loại gió này có hoạt động ở việt nam không ? Vì sao?
=>
* So sánh hoạt động của gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới trên thế giới
-Giống nhau: Gió thổi quanh năm
– Khác nhau:
+ Phạm vi hoạt động:
• Gió Mậu dịch: Từ các khu áp cao ở hai chí tuyến về Xích đạo.
• Gió Tây ôn đới: Từ các khu áp cao chí tuyến về phía áp thấp ôn đới.
+ Hướng gió:
• Gió Mậu dịch: Ở bán cầu Bắc hướng đông bắc, ở bán cầu Nam hướng đông nam.
• Gió Tây ôn đới: Ở bán cầu Bắc hướng tây nam, ở bán cầu Nam hướng tây bắc.
+ Tính chất: Gió Mậu dịch: khô. Gió Tây ôn đới: ẩm, mưa nhiều.
* Ở Việt Nam không có hoạt động của gió Tây ôn đới nhưng có hoạt động của gió Mậu dịch thổi theo hướng đông bắc vì Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc.
CHO MÌNH XIN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHA!!
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!
@TUẤN@
câu 1
- Gió là sự di chuyển của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.
- Nguyên nhân: Do lượng nhiệt các nơi trên Trái Đất nhận được không như nhau nên khí áp của các nơi có sự chênh lệch, nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp. Sự chênh lệch khí áp gây ra hiện tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
+ Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt do ánh sáng của mặt trời luôn có góc chiếu lớn ⟶ hình thành áp thấp xích đạo. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 - 35" của cả hai bán cầu tạo thành các khu khí áp cao.
⟹ Gió thổi từ khu áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo sinh ra gió Tín Phong. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên có tên là gió Tín phong.
+ Đồng thời không khí của khu vực có khí áp cao chí tuyến cũng chuyển động về các vĩ tuyến 60° của hai bán cầu, nơi có khí áp thấp (khí hậu lạnh hinh thánh áp thấp nhiệt lực ôn đới)
⟹ Tạo nên gió Tây ôn đới.
+ Khối không khí từ các khu áp cao ở khoảng vĩ độ 90° Bắc và Nam di chuyển về phía áp thấp ôn đới (khoảng vĩ độ 60° Bắc và Nam).
⟹ Hình thành gió Đông cực.
Như vậy, trên Trái Đất hình thành 3 loại gió chính: gió Tín phong, Tây ôn đới và gió Đông cực.
- Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối khí di chuyển về Xích đạo bị lệch sang phía tây (chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit).
câu 2
Cùng xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít gây mưa còn gió Tây ôn đới ẩm và gây mưa nhiều, vì:
Chủ yếu là do sự tăng hay giảm nhiệt độ của các khu vực gió thổi đến.
– Gió Mậu dịch là gió thổi từ các áp cao ở hai chí tuyến về phía áp thấp Xích đạo (gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam). Gió Mậu dịch di chuyển tới các vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn. Như ta đã biết, nhiệt độ càng cao, không khí càng có khả năng chứa được nhiều hơi nước. Ví dụ: lm3 không khí ở 20° c có thể chứa được 17,32g hơi nước, nếu tăng lên 30°c thì có thể chứa tới 30g hơi nước nên nhiệt độ càng tăng, hơi nước càng
– Gió Tây ôn đới cũng xuất phát từ các khu áp cao chí tuyến thổi về phía áp thấp ôn đới (ở bán cầu Bắc có hướng tây nam, ở bán cầu Nam có hướng tây bắc). Như vậy, gió Tây ôn đới thổi về vùng có khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.
câu 3
-Giống nhau: Gió thổi quanh năm
– Khác nhau:
+ Phạm vi hoạt động:
• Gió Mậu dịch: Từ các khu áp cao ở hai chí tuyến về Xích đạo.
• Gió Tây ôn đới: Từ các khu áp cao chí tuyến về phía áp thấp ôn đới.
+ Hướng gió:
• Gió Mậu dịch: Ở bán cầu Bắc hướng đông bắc, ở bán cầu Nam hướng đông nam.
• Gió Tây ôn đới: Ở bán cầu Bắc hướng tây nam, ở bán cầu Nam hướng tây bắc.
+ Tính chất: Gió Mậu dịch: khô. Gió Tây ôn đới: ẩm, mưa nhiều.
* Ở Việt Nam không có hoạt động của gió Tây ôn đới nhưng có hoạt động của gió Mậu dịch thổi theo hướng đông bắc vì Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc.