câu 1: em hãy nhận xét và giải thích về phân bố dân cư khu vực Nam Á câu 2: em hãy nêu đặc điểm địa hình phần đất liền của Đông Á

2 câu trả lời

Câu 1.

- Nhận xét sự phân bố dân số Đông Nam Á: Dân cư phân bố không đều. Dân cư lập trung đông ( trên 100 người/ $km^{2}$ ) ở vùng ven biển của Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, một số đảo của In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

+ Trong nội địa và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn.

- Nguyên nhân của sự phân bố dân cư Đông Nam Á: do vùng ven biển thường có các đồng bằng với những điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các làng mạc, thành phố.

Câu 2. 

*Phần đất liền:
- Nửa phía tây có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng.
- Nửa phía đông là các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng.

*Phần hải đảo: là vùng núi trẻ.

 câu 1 :

*Nhận xét về sự phân bố của dân cư khu vực Nam Á :

-Dân cư Nam Á phân bố không đều:

+ Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hằng, đồng bằng ven biển chân núi dãy Gát Đông và Gát Tây và vùng phía nam dãy Hi-ma-lay-a.

+ Dân cư tập trung đông đúc, tập trung nhiều đô thị trên 8 triệu dân (Niu Đê-li, Mum-bai, Côn-ca-ta...)

 *Nguyên nhân :

+ Do đây là khu vực đồng bằng, mưa lớn, khí hậu nóng ẩm, vị trí dễ dàng giao lưu với các khu vực trên thế giới.

+ Thưa thớt ở  vùng Tây Bắc và trên sơn nguyên Đê-can, đây là hai khu vực khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, mưa ít.

câu 2 :Đặc điểm địa hình phần đất liền của Đông Á 

-Phần đất liền của Đông Á chiếm tới 83.7% diện tích lãnh thổ. Đây là một bộ phận có điều kiện tự nhiên rất đa dạng.

Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.

Các vùng đối, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

Phần đất liền của Đông Á có ba con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang. Sông A-mua chảy ở rìa phía bắc khu vực, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga.

Phần hải đảo nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương". Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai họa lớn cho nhân dân. Ở Nhật Bản, các núi cao phần lớn là núi lử