Câu 1: Em hãy cho biết việc kết hôn hiện nay được pháp luật nước ta quy định cụ thể như thế nào? Tại sao pháp luật nước ta phải quy định rõ về độ tuổi kết hôn? Đất nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ nhưng những tục lệ không phù hợp trong hôn nhân và gia đình của xã hội cũ vẫn còn tồn tại ở một số vùng miền, tác động tiêu cực đến hạnh phúc, cuộc sống cá nhân của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Em hãy phân tích về thực trạng đó?

2 câu trả lời

tại vì hiện nay hiện trạng dâm dục cơ thể cao nên mình cần quy định rõ về số tuổi dc kết hôn hay ko. hiện nay 18 tuổi sẽ dc kết hôn còn nếu dưới 18 bị pháp luật xử lí dưới mọi hình thức

Câu 1:

  • Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Độ tuổi này được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới và rất phù hợp với thực tế vì ở độ tuổi như vậy, cả nám và nữ đều đã là người đủ năng lực hành vi dân sự, có thể tự lao động để nuôi bản thân cũng như có đủ trưởng thành để xây dựng cuộc sống hôn nhân.
  • Về ý trí: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Việc kết hôn cũng được coi như một giao dịch dân sự vậy, các bên tham gia vào quan hệ vọ chồng phải tự mình tham gia, tự mình thỏa thuận và tự nguyện, không được lừa dối, cưỡng ép kêt hôn.
  • Về năng lực chủ thể: nam nữ kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm kết hôn, nam nữ tham gia đăng ký kết hôn phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Điều kiện này đi kèm với điều kiện về ý trí, khi các bên tham gia đăng ký kết hôn mà bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình tham gia, không thể tự mình quyết định việc đăng ký kết hôn.
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
1 đáp án
21 giờ trước