Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu a, b, c, d Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận… (Nam Cao – Lão Hạc) a) Khái quát nội dung của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh. b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. c) Tìm 2 câu ghép có trong đoạn văn. d) Qua đoạn văn trên, em cảm nhận nhân vật “tôi” là người như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn không quá 5 câu ). Câu 2: Viết bài văn giới thiệu về một đồ dùng học tập của học sinh.

2 câu trả lời

a. Nội dung : Cách nhìn nhận, đánh giá con người bằng đôi mắt của tình yêu thương.

b. PTBĐ chính là biểu cảm

c. Câu ghép : 

- Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi

- Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận

d. Qua đoạn văn, em cảm nhận nhân vật tôi là một người có học thức, có hiểu biết và có cách nhìn nhận, đánh giá con người thấu đáo và hợp lí. Đứng trên con mắt là một nhà giáo, nhân vật tôi hiểu hơn ai hết rằng người ta chỉ ác với " con mắt của phường ráo hoảnh" . Bởi thế cho nên ông cảm thông cho vợ mình. Bà giáo không ác, bản chất bà là một người lương thiện, hiền lành nhưng bà đã quá khổ rồi, mà đã khổ thì làm sao người ta có thời gian, điều kiện để lo cho nỗi khổ của người khác . Chính vì vậy, ông giáo chỉ buồn chứ không giận vợ. Hành động ấy của nhân vật cho thấy đây quả là một con người biết thấu hiểu và cảm thông đối với mọi người.

Câu1: a)     Nội dung của đoạn văn: Nhân vật “tôi” đang thuyết phục chính mình không nên giận vợ

b)     Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : Nghị luận. 

c)     Học sinh tìm đúng 2 câu ghép trong đoạn văn

d)     Học sinh viết đoạn văn ngắn (không quá 5 câu) nêu cảm nhận của mình về nhân vật “tôi” trong đoạn văn  (có thể nêu xung quanh ý: ông giáo là người yêu thương vợ, nhân hậu, rộng lượng, luôn suy nghĩ về cách nhìn và đánh giá con người...) 

Câu 2:

1.  Yêu cầu:

a ) Hình thức:  Học sinh viết được một bài văn thuyết minh có bố cục rõ ràng; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả ...

b ) Nội dung:  Giới thiệu về một đồ dùng học tập của học sinh.

2.Tiêu chuẩn cho điểm:

A. Mở bài  :  Nêu đối tượng thuyết minh.

B. Thân bài 

- Cấu tạo của đồ dùng: gồm mấy bộ phận, các bộ phận đó gồm những gì, chất liệu gì, có liên quan với nhau như thế nào? 

- Ích lợi của  đồ dùng  đó  trong việc học tập của học sinh 

- Cách sử dụng và bảo quản 

C. Kết bài : Bày tỏ thái độ của người viết đối với đồ dùng.

                                                        BÀI VĂN

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta, có một vật dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày nhưng lại không để ý nhiều đến nó. Đó chính là cây bút bi. Hôm nay, tòi sẽ giới thiệu với các bạn vật dụng này.

Chúng ta đều mua và sử dụng bút bi như thế nhưng ít ai biết được nguồn gốc, xuất xứ của nó. Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là Laszlo Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế của Anh Quốc. Từ khi ra đời đến nay, bút bi không ngừng được cải tiến để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Với các thương hiệu nổi tiếng như “Ba”, “Hoover", “Xeros” và đặc biệt là thương hiệu “Bic Cristal”. Từ năm 1940. ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi. Bây giờ thì các bạn đã biết ai là người phát minh ra bút bi và được ra đời vào năm nào rồi chứ?

Để hiểu rõ hơn về bút bi, tôi sẽ nói qua về cấu tạo của nó. Nếu cây bút bi của bạn tháo ra được, bạn sẽ thấy được bên trong có một ống ruột. Trong ống ruột có một đoạn mực đặc. Phần dưới đầu bút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,...và nhiều nguyên liệu khác. Loại làm bàng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ. Còn loại kim loại màu có giá thành cao hơn nhưng lại được thay mực và sử dụng lại nhiều lần. Nắp bút hi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong. Bên cạnh đó, bút bi còn có rất nhiều kiểu khác, như là nắp bút xoay,...
                                              chúc ban học tốt nhé!~     

 



Câu hỏi trong lớp Xem thêm