Câu 1: đo thể tích: Dụng cụ đo? Cách đo? Câu 2 : Đo thể tích Đơn vị đo? Dụng cụ đo Câu 3 : Trình bày cách đo thể tích bằng bình chia độ? Cách đo thể tích cửa vật rắn ko thắm nước?? Câu 4: Khối lượng cửa 1 vật là gì? đơn vị đo khối lượng? đụng cụ đo khối lượng? cách đo khối lượng bằng cân roobecvan Câu 5: Lực là gì??nêu kết quả tác dụng của lực+ mỗi trường hợp nêu ví dụ Câu 7: như thế nào gọi là 2 lực cân bằng ? cho 1 ví dụ về 2 lực cân bằng Câu 8: Trọng lực là j? Trọng lượng là j? nêu phương và chiều của trọng lực?

2 câu trả lời

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

câu 1

-Đơn vị đo độ dài là:km,m,dm,cm,mm...

-Dụng cụ đo độ dài:thước dây, thước thẳng, thước mét,...

-Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

-Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vach chia liên tiếp trên thước.

Câu 2

- dụng cụ đo thể tích là bình chia đọ

-đơn vị đo thường dùng là mét khối hay lít

- cách đo thể tích chất lỏng

bước 1 :ước lượng thể tích chất lỏng cần đo

bước 2:chọn bình chia độ có GHĐ và BCNN thích hợp,đổ chất lỏng vào bình

bước 3:đặt bình chia độ thẳng đứng

bước 4:đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng có trong bình

bước 5: đọc và ghi kết quả với vạch chia gần nhất với mực chất lỏng

Câu 3

1. Đo thể tích chất rắn không thấm nước bằng bình chia độ: Thả vật rắn vào bình chia độ có chứa chất lỏng. Thể tích mực chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

2. Đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình tràn: Thả vật rắn vào bình tràn chứa chất lỏng. Thể tích phần chất lỏng tràn ra ngoài bằng thể tích của vật.

Câu 4

Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật.

Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

Các đơn vị khối lượng khác thường được dùng là gam (g), tấn (t).

Ví dụ: Trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g, đó chính là lượng sữa chứa trong hộp.

Người ta dùng cân để đo khối lượng.

Một số loại cân thường gặp là: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế.

- Điều chỉnh cho cân thăng bằng

- Đặt vật lên đĩa cân bên trái

- Bỏ từng quả cân lên đĩa cân bên phải và kéo con mã sao cho cân thăng bằng

- Khối lượng của vật chính là tổng khối lượng các quả cân bên phải cộng thêm con mã

Câu 5

Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.

Ví dụ 1: Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.

Ví dụ 2: Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.

Câu 7

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.

Ví dụ: Hai đội đang kéo co. Hai bạn đang gồng tay

Câu 8

Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó.

Đáp án:

c1Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng thông thường gồm: Ca đong, bình chia độ, can, chai, lọ (ghi sẵn dung tích)… Những dụng cụ đó dùng để đo thể tích trong đời sống như nước mắm, xăng dầu, rượu…

Các loại như Ca đong, bình chia độ thường dùng trong phòng thí nghiệm để đo thể tích nước, hóa chất…

Cách đo thể tích :

+ Chất lỏng :

- Ước lượng thể tích cần đo

- Chọn bình chia độ có GHD và có ĐCNN thích hợp.

- Đặt bình chia độ thẳng dứng.

- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

+ Chất rắn không thấm nước :

- (1) Thả vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia dộ. Thể tích của phần chất lỏng (2) dâng lẽn bằng thể tích của vật.

- Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì (3) thủ chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng (4) tràn ra bằng thể tích của vật.

Giải thích các bước giải: