Câu 1: Có ý kiến cho rằng: người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hóa rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Câu 2: Hãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X. Câu 3: Hãy trình bày quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. Câu 4: Hãy trình bày những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước thành bang ở Hy Lạp.

2 câu trả lời



 Câu 1 Em đồng ý với ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại.
- Vì:
+ Nền văn minh phương Đông ra đời từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, trong khi đó, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, nền văn minh Hi Lạp và La Mã mới được hình thành. => Do phát triển sau, nên cư dân Hi Lạp - La Mã có điều kiện để học hỏi, tiếp thu những thành tựu văn hóa của phương Đông.
+ Thông qua quá trình giao lưu, buôn bán, các thành tựu văn minh phương Đông cũng dần được du nhập tới Hi Lạp, La Mã.
+ Cư dân Hi Lạp – La Mã tiếp thu có chọn lọc, có sáng tạo các thành tự văn minh phương Đông để làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.

Câu 2

Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:

- Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển.

- Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu Vực sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông l-ra-oa-di (Mi-an-ma ngày nay)....

- Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.

=> Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vigiay-a),.. Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.

câu 4

 Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới danh những quốc gia thành bang (polis). Các quốc gia thành bang hình thành là do điều kiện tự nhiên và xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải của chính Hy Lạp.

- Hạt nhân cơ bản của mỗi thành bang là một thành thị, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế công thương nghiệp và một vài vùng phụ cận.

- Diện tích của một bang không lớn (không quá 8000km2) với khoảng từ 30 đến 40 vạn dân. Mỗi thành bang đều có đặc trưng của một nhà nước hoàn chỉnh (đường biên giới lãnh thổ, chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ riêng.

- Là nền chuyên chính của giai cấp quý tộc chủ nô, thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước tựu chung phát triển theo hai thể chế: Cộng hòa quý tộc tiêu biểu là thành bang Spart và cộng hòa dân chủ (dân chủ đích thực) tiêu biểu là thành bang Athens.

+ Ở nhà nước Spart (sau khi người Spart-Đôrien chinh phục dân Akêen), mọi công dân Spart nam từ 18 tuổi trở lên đều là thành viên của Đại hội công dân: Đại hội công dân bầu mỗi năm một lần, quyết định mọi công việc của nhà nước

 câu 1 Em đồng ý với ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại.
- Vì:
+ Nền văn minh phương Đông ra đời từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, trong khi đó, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, nền văn minh Hi Lạp và La Mã mới được hình thành. => Do phát triển sau, nên cư dân Hi Lạp - La Mã có điều kiện để học hỏi, tiếp thu những thành tựu văn hóa của phương Đông.
+ Thông qua quá trình giao lưu, buôn bán, các thành tựu văn minh phương Đông cũng dần được du nhập tới Hi Lạp, La Mã.
+ Cư dân Hi Lạp – La Mã tiếp thu có chọn lọc, có sáng tạo các thành tự văn minh phương Đông để làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.

câu 2

Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:

- Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển.

- Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu Vực sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông l-ra-oa-di (Mi-an-ma ngày nay)....

- Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.

=> Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vigiay-a),.. Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.

câu 4

 Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới danh những quốc gia thành bang (polis). Các quốc gia thành bang hình thành là do điều kiện tự nhiên và xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải của chính Hy Lạp.

- Hạt nhân cơ bản của mỗi thành bang là một thành thị, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế công thương nghiệp và một vài vùng phụ cận.

- Diện tích của một bang không lớn (không quá 8000km2) với khoảng từ 30 đến 40 vạn dân. Mỗi thành bang đều có đặc trưng của một nhà nước hoàn chỉnh (đường biên giới lãnh thổ, chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ riêng.

- Là nền chuyên chính của giai cấp quý tộc chủ nô, thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước tựu chung phát triển theo hai thể chế: Cộng hòa quý tộc tiêu biểu là thành bang Spart và cộng hòa dân chủ (dân chủ đích thực) tiêu biểu là thành bang Athens.

+ Ở nhà nước Spart (sau khi người Spart-Đôrien chinh phục dân Akêen), mọi công dân Spart nam từ 18 tuổi trở lên đều là thành viên của Đại hội công dân: Đại hội công dân bầu mỗi năm một lần, quyết định mọi công việc của nhà nước. 

+ Nhà nước Athens hình thành trên cơ sở tự nguyện của 4 bộ lạc hợp thành, không có sự can thiệp, xâm lược của thế lực bên ngoài. Chính vì vậy, nhà nước Athens được xây dựng theo hướng dân chủ chủ nô, trải qua các cuộc cải cách của Têdê, Xôlông, Clixten, Ephiantét, Pêricơlét đã trở thành mô hình nhà nước điển hình của thế giới cổ đại. Nhà nước Athens cũng có Đại hội công dân gồm các công dân tự do nam từ 18 tuổi trở lên. 

=> Ưu điểm:

-  Có thể nói, Athens được thành lập trên cơ sở liên minh tự nguyện, bình đẳng của 4 bộ lạc tạo thành, do đó không có sự áp bức của bộ lạc này đối với bộ lạc kia.

- Thiết chế nhà nước Athens là một thể chế dân chủ hết sức đề cao và bảo đảm những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do.

=>Thiết chế đó được phát triển trong hòa bình, do đó mức độ dân chủ được phát huy cao nhất trong các thành bang của Hy Lạp là chế độ chiếm nô điển hình thời cổ đại. Vì thế, người ta cho rằng, dân chủ là sản phẩm của người Hy Lạp.