Câu 1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit. Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra. Câu 2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic. a. Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước. b. Nếu thu được 6 g đồng II oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu? TRẢ LỜI LẪN 2 CÂU VỚI Ạ

2 câu trả lời

Đáp án và Giải thích các bước giải:

Câu 1.

`3CO` + $Fe_{2}$$O_{3}$ → `2Fe` + `3`$CO_{2}$ 

Áp dụng ĐLBTKL, ta có :

$m_{CO}$  + $m_{Fe_{2}O_{3}}$ = $m_{Fe}$ + $m_{CO_{2}}$

`16,8` + `32` = $m_{Fe}$ + `26,4`

⇔ `48,8` = $m_{Fe}$ + `26,4`

⇒ $m_{Fe}$ = `48,8 - 26,4` = `22,4 kg`

- Vậy khối lượng của kim loại sắt thu được là 22,4 kg khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra.

Câu 2.

`PTHH` : 

1. $Cu(OH)_{2}$  → `CuO` + $H_{2}O$

2. $CuCO_{2}$ → `CuO` + $CO_{2}$

a) Áp dụng ĐLBTKL , ta có :

Khối lượng khí $CO_{2}$ là  : $m_{CO_{2}}$ = $m_{Cu(OH)_{2}}$ - $m_{CuO}$ - $m_{H_{2}O}$

$m_{CO_{2}}$ = `2,22 - 1,60 - 0,18` = `0,44 g`

b) Áp dụng ĐLBTKL , ta có :

Khối lượng của quặng đem nung là : 

$m_{quặng}$ = $m_{CuO}$ + $m_{CO_{2}}$ + $m_{H_{2}O}$

$m_{quặng}$ = `6 + 0,9 + 2,2` = `9,1 g`

 

Câu 1:

$PTHH:Fe_2O_3+3CO\xrightarrow{t^o}2Fe+3CO_2$

Áp dụng định luật bảo toàn KL, ta có:

$m_{Fe_2O_3}+m_{CO}=m_{Fe}+m_{CO_2}\\ \Rightarrow m_{Fe}=m_{Fe_2O_3}+m_{CO}-m_{CO_2}=32+16,8-26,4=22,4(g)$

Câu 2:

$PTHH:Cu(OH)_2\xrightarrow{t^o}CuO+H_2O\\ CuCO_3\xrightarrow{t^o}CuO+CO_2$

a, Áp dụng định luật BTKL, ta có: 

$m_{quặng}=m_{CuO}+m_{CO_2}+m_{H_2O}=\\ \Rightarrow m_{CO_2}=2,22-1,6-0,18=0,44(g)\\ b,m_{quặng}=m_{CuO}+m_{CO_2}+m_{H_2O}=6+0,9+2,2=9,1(g)$