Câu 1. Chọn câu phát biểu sai A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau. Câu 2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn ? A. Khối lượng của vật tăng. B. Trọng lượng của vật tăng. C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Thể tích của vật tăng. Câu 3. Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì A. khối lượng của vật răng, thể tích của vật giảm B. khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm C. khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm D. khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi Câu 4. khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì: A. bê tông và thép không bị nở vì nhiệt B. bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép C. bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép D. bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau Câu 5. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. khối lượng của vật tăng B.khối lượng của vật giảm C.khối lượng riêng của vật tăng D.khối lượng riêng của vật giảm Câu 6. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở bằng cách nào trong các cách dưới đây? A. hơ nóng nút B.hơ nóng cổ lọ C. hơ nóng cả nút và cổ lọ D. hơ nóng đáy lọ Câu 7. Ba thanh, một bằng đồng, một bằng nhôm, một bằng sắt có chiều dài bằng nhau ở 0 0 C. Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 100 0  C thì A. chiều dài ba thanh vẫn bằng nhau B. chiều dài thanh nhôm nhỏ nhất C. chiều dài thanh sắt nhỏ nhất D. chiều dài thanh đồng nhỏ nhất Câu 8. Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi. C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọng lượng của vật tăng lên. Câu 9. Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A. Khối lượng của hòn bi tăng. B. Khối lượng của hòn bi giảm. C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng. D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm. Câu 10. Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng. B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng. C. Chỉ có chiều cao tăng. D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi. II. TỰ LUẬN. Bài 1. Một quả cầu bằng nhôm bị kẹt trong một vòng bằng sắt. Để tách quả cầu ra khỏi vòng, một học sinh đem hơn nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi bạn đó có tách được quả cầu ra khỏi vòng không? Tại sao? Bài 2. Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau, một bạn học sinh dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?

1 câu trả lời

Câu 1 : D

Câu 2 : D

Câu 3 : C

Câu 4 : D

Câu 5 : D

Câu 6 : B

Câu 7 : C

Câu 8 : B

Câu 9 : D

Câu 10 : A

II. TỰ LUẬN. 

Bài 1 : Cách này không thể tách vòng và quả cầu ra được vì vòng bằng sắt còn quả cầu bằng nhôm mà sắt nở vì nhiệt ít hơn nhôm nên việc này sẽ khiến cho quả cầu kẹt chắt vào vòng hơn.

Bài 2 : Đổ nước nóng vào một cái bát sau đó đặt đuôi chiếc cốc ở dưới vào do khi đó sẽ nở ra,đổ nước đá vào bên trong cốc ở trên vì chiếc cốc sẽ co lại.Từ đó ta có thể dễ dàng tách hai chiếc cốc ra.