câu 1: cho biết đôi nết về nhà thơ thế lữ và vũ đình liên. Vị trí của Thế LỮ trong phong trào thơ mới Câu 2: nêu thể thơ của bài nhớ rừng và cho biết nội dung 5 đoạn của bài thơ câu 3 nêu hiểu biết của e về ông đồ trong xã hội phong kiến câu 4: em hãy nói rõ cái hay của những câu thơ sau: ( ông đồ-8) " Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu..."

1 câu trả lời

1. Nhà thơ Thế Lữ đóng vai trò quan trọng và là một trong những nhà thơ hàng đầu trong phong trào có thể được coi là một cuộc cách mạng quan trọng của nền văn học, phong trào Thơ mới. Nhớ Rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông, nhắc đến Thế Lữ không thể không nghĩ về Nhớ Rừng.

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Bài thơ Ông Đồ cùng trong sgk lớp 8 của ông cũng đc liệt kê vào những bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.

2. Thể thơ của bài Nhớ Rừng là thể 8 chữ. Nội dung đoạn 1 của bài thơ thể hiện lòng căm phẫn của con hổ khi bị nhốt trong cũi, sự uất ức ngày một lớn dần. Đoạn 2 là lúc hổ nhớ về thời mình còn đương ngự trị một vùng rừng xanh, uy quyền và đầy mãnh liệt. Đoạn 3 là về hổ tiếc nuối khôn nguôi cái thời khắc huy hoàng ngày bản thân còn thống lĩnh rừng núi. Đoạn 4 hổ cười chê vẻ giả tạo, xem thường sự nhân tạo bình thường mà đòi sánh vai với chốn thiên nhiên hùng vĩ. Đoạn cuối cùng hổ đã nhắn gửi những lời thể hiện vẻ tiếc thương và mong ước về lại núi rừng.

3. Ông đồ là những người đã thi qua 3 kì thi Tú Tài.

4. Hình ảnh giấy đỏ buồn không thắm thể hiện cái sự phiền muộn của không chỉ cảnh mà còn cả tình. Giấy không thắm vì đc bày ra gian viết nhưng lại không người ghé đến, không nét bút ông đồ như phượng múa rồng bay điểm tô lên giấy như xưa. Mực đọng trong nghiên sầu cũng vừa tả cảnh lồng trong tình, mực đọng là khi mực không dùng đến, chứng tỏ chẳng ai trong dòng người qua kẻ lại còn đoái hoài đến mà "mua nét" ông đồ đem về trưng cho nhà thêm đẹp, cầu may năm mới. Cả hai vật ấy đc tả đã sầu chung cùng chủ cho tình cảnh ế ẩm không như xưa.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm