Câu 1) Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy? Câu 2) Cấu tạo và chức năng của trụ não và não trung gian? Câu 3) Cấu tạo và chức năng của đại não? Câu 4)Trình bày cấu tạo và chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng? Câu 7) Trình bày tác nhân gây hại cho hệ bài tiết? Tác hại của nó?

1 câu trả lời

Câu1 )*Cấu tạo dây thần kinh tủy
_Có 31 đôi dân thần kinh tủy
_Mỗi dây thần kinh gồm 2 rễ
+Rễ trc : rễ vân động
+Rểx sau : rễ cảm giác
_Các rễ tủy đi ra khỏi các lỗ gian---> dây thần kinh tủy
*Chức năng dây thần kinh tủy
+ Rễ trc dẫn truyền xung vận động
+Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác
+Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại,nối vs tủy sống qua dễ trc và dễ sau ---> dây thần kinh tủy là dây pha

-chức năng dây thần kinh tủy :

Chức năng của dây thần kinh tủy sống. Các dây thần kinh tủy sống là dây thần kinh hỗn hợp, rễ trước truyền xung vận động, rễ sau truyền các xung cảm giác. Các dây thần kinh tủy sống giúp liên kết thần kinh trung ương với các chi và cơ quan, giúp dẫn các tín hiệu thần kinh đi vào và đi ra khỏi não bộ thông qua tủy sống, đến vị trí chính xác trong cơ thể.

Một số nhánh trước của dây thần kinh tủy sống đan chéo, hợp thành các đám rối thần kinh chi phối vận động, cảm giác nhiều vùng cơ thể như: đám rối thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay, đám rối thần kinh thắt lưng cùng. Đám rối thần kinh cánh tay chi phối cảm giác và vận động cho chi trên, vùng vai và vùng ngực. Đám rối thần kinh thắt lưng cùng chi phối thần kinh vùng chi dưới, khoang sau phúc mạc và chậu hông.

Câu 2)Cấu tạo và chức năng của trụ não: trong ảnh đấy :>

:3 /Cấu tạo và chức năng của trụ não:

* Cấu tạo:

+ Trụ não gồm: Hành não, cầu não, não giữa (gồm: Cuống não và củ não sinh tư).

+ Giống như tủy sống, trụ não gồm:

– Chất trắng ở ngoài: gồm đường lên (cảm giác) và đường xuống (vận động) liên hệ với tuỷ sống và các phần khác của não.

– Chất xám ở trong, tập trung thành các nhân xám, là nơi xuất phát 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: (dây cảm giác, dây vận động, dây pha).

* Chức năng: điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá (các cơ quan sinh dưỡng).

Câu 3) Cấu tạo của đại não :

-Đại não cấu tạo từ hai bán cầu đại não và vỏ của chúng (lớp bên ngoài gồm chất xám), và các vùng nằm bên dưới gồm chất trắng. Các cấu trúc dưới vỏ của nó bao gồm hồi hải mã, hạch nền và hành khứu giác. Đại não bao gồm hai bán cầu đại não hình chữ C, tách biệt khỏi nhau bằng một rãnh sâu gọi là rãnh dọc/trong ảnh cũng có chức năng của đại não :>

Câu 4)Trình bày cấu tạo và chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng?

- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:

+ Phần trung ương: nằm trong chất xám của trụ não và tủy sống

+ Phần ngoại biên: các dây thần kinh và hạch thần kinh

- Tuy nhiên, giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm có sự khác nhau:

-CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG

+ Chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm đối lập nhau.

+ Nhờ tác dụng đối lập của hai phân hệ mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến).

Câu 5)Trình bày tác nhân gây hại cho hệ bài tiết? Tác hại của nó?

- Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tác do các nguyên nhân sau :

+ Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các cơ quan bộ phận khác (tai, mũi, họng,...) rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.

+ Các cầu thận còn lại phải làm việc quá tải, suy thoái dần và dẫn tới suy thận toàn bộ.

- Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận cũng có thể kém hiệu quả hoặc ách tắc do :

+ Các tế báo ống thân do thiếu ôxi, do làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên làm việc kém hiệu quả hơn bình thường.

+ Các tế bào ống thận bị tổn thương do đói ôxi lâu dài, do bị đầu độc bởi các chất độc (thủy ngân, asenic, các độc tố vi khuẩn, độc tố trong mật cá trắm...). Từng mảng tế bào ống thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu.

- Hoạt động bài tiết nước tiểu cũng có thể bị ách tắc do sởi hay viêm :

+ Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, canxi, phôtphat. ôxalat, xistêin, ... có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và độ pH thích hợp, tạo nên những viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.

+ Bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên gây ra.

 ̄へ ̄trong ảnh cũng có nhớ đọc nha bn !!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm